18/9/11

Thập Giá và lưỡi gươm của đại đế Constantine

Constantine sinh năm 274 (?) tại Nish, nay là tiểu bang Serbia của Nam Tư (Yougoslavia), qua đời tại Constantinople (nay là Istambul của Thỗ nhĩ kỳ) vào năm 337. Mẹ của Constantine là Helena, sinh quán tại Anh quốc. Cha của Constantine là Constantius Chlorus, một vị tướng của đế quốc La mã đồn trú tại Anh. Cha của Constantine đã quen biết bà Helena khi bà này còn là một cô gái hầu bàn tại quán rượu ở Bithinia (Enc. Britanica Vol. VI, page 297).

Bà Helena chỉ là một trong những cô vợ bé của Constantius mà thôi. khi Constantine lên 7, 8 tuổi thì bà Helena bị chồng ruồng bỏ. Bà rất đau buồn nên đã tìm an ủi trong đạo Ki-tô, chẳng bao lâu sau bà trở thành một tín đồ rất sùng đạo. Không ai ngờ hành động theo đạo Ki-tô của bà đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với Constantine. Sau này, Constantine đã biến Ki-tô giáo thành một lực lượng khuynh đảo thế giới (world shaking power) lớn nhất trong lịch sử loài người.

Trước thời đại của Constantine, người Ki-tô giáo dùng hình con cá làm biểu tượng. Constantine là người đầu tiên dùng thập giá làm huy hiệu chính thức của quân đội La mã và cũng từ đó thập giá trở thành huy hiệu cao quí nhất của Ki-tô giáo. Đế quốc La mã và Ki-tô giáo cùng chung một biểu tượng thập giá. Dưới bàn tay phù thủy của Constantine, thập giá là một dụng cụ giết người rất dã man và đáng ghê tởm nhất đã biến thành “Thánh giá” thiêng liêng cao quí của đạo Ki-tô và của cả đế quốc!

Có lẽ do ảnh hưởng của mẹ, Constantine nhận thấy những người Ki-tô giáo rất cuồng tín. Constantine không tin đạo nhưng chủ tâm xử dụng Ki-tô giáo làm công cụ chính trị để thống nhất đế quốc và sau đó có thể dùng tôn giáo để chinh phục thế giới. Constantine đã bộc lộ chủ trương này qua khẩu hiệu “In Hoc Signo Vinces” (Dưới khẩu hiệu Thập giá ta sẽ chiến thắng!”. Chủ trương này còn bộc lộ rõ rệt hơn nữa khi người kế nhiệm Constantine đổi tên Ki-tô giáo thành “Công giáo” năm 340. Danh từ “Công giáo” trong tiếng La tinh “Cattolica” có nghĩa là toàn cầu (universal) ngụ ý đế quốc có thể bành trướng thế lực ra khắp thế giới dưới chiêu bài Ki-tô giáo!

Những hoàn cảnh Lịch sử đã đưa Constantine lên ngôi Đại đế:

Đế quốc La mã bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 6 trước Công nguyên. Đến thời Deocletian, cuối thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên, đế quốc La mã bao trùm một vùng lãnh thổ rộng lớn lên tới hai triệu dặm vuông, trải dài từ Armenia (sát nước Nga) đến Bắc Phi, từ Đại Tây dương đến Biển Chết, từ Tô-cách-lan đến Ai-cập.

Năm 285, Deocletian lên ngôi hoàng đế La-mã thấy lãnh thổ của mình quá lớn bèn chia đế quốc thành bốn vùng, mỗi vùng do một thống đốc (Tetrach/ Governor) cai trị. Bốn thống đốc đó là Licinius, Maxentius, Galerius và Constantius Chlorus (cha của Constantine). Vùng lãnh thổ thuộc quyền Constantine là Anh, Pháp, Tây-ban-nha và một phần đồng bằng sông Rhin (Đức, Bỉ).

Năm 305, nhân dịp có vụ nổi loạn ở Anh, Constantine được cha trao trách nhiệm mang quân từ Pháp qua Anh dẹp loạn. Đến tháng 7 năm 306, trong lúc Constantine đang ở Anh thì được tin cha từ trần tại Ý. Các quân sĩ dưới quyền tôn Constantine lên ngôi hoàng đế (emperor).

Bắt đầu từ đó (306) Constantine lo củng cố quân lực để thống nhất đế quốc. Sau 6 năm tuyển mộ quân lính, phần đông là những tín đồ Ki-tô giáo, Constantine thành lập đạo quân Thập Tự đầu tiên với cờ hiệu là hình chữ Thập hoặc viết hai chữ tắt Hy-lạp “XP” có nghĩa là Ki-tô.

Năm 312, Constantine kéo quân đến Rome, giết chết đối thủ là Maxentius tại cầu Milvian. Xác của Maxentius bị vứt xuống sông Tiber. ngay khi tiến quân vào làm chủ thủ đô Rome, Constantine công bố chủ trương ưu đãi Ki-tô giáo. Vào tháng 2 năm 313, Constantine đến Milan gặp đối thủ (co-emperor) Lucinius và thuyết phục ông này cùng ký tên vào văn kiện được gọi là “Đạo luật Milan” (Edit of Milan) ban bố hủy bỏ lệnh cấm đạo trên toàn đế quốc. Cả hai vị hoàng đế cùng công bố như sau: “Chúng tôi cho mọi người Ki-tô giáo có quyền lựa chọn các nghi lễ thờ phượng mà họ muốn” (We might give all Christians fredom of choice to follow the ritual which they wished –the Rise of Chistianity, Greenhaven press 1999, page 22).

Sau đạo luật Milan, Constantine ra lệnh hoàn trả Ki-tô giáo tất cả tài sản đã bị các hoàng đế tiền nhiệm tịch thu. Ngày 28-10 năm 312, Constantine công bố Thập giá là biểu tượng chính thức của Ki-tô giáo. Trước đó, các tín đồ Ki-tô thường dùng hình vẽ con cá làm biểu tượng vì chữ Hy-lạp ICHTBUS có nghĩa là Cá, cụm từ EOU UIOS SOTER có nghĩa là Con của Chúa Trời (Son of God). Ghép các chữ đầu lại với nhau sẽ thành tên của Jesus theo tiếng Hy-lạp IESOUS (Deceptions and Myth of the Bible, Lloyd M. Graham, page 326-327).

Năm 323, một đối thủ của Constantine là Galerius (co-emperor) bất thần bị bệnh chết và không có thừa kế. Sân khấu chính trị của đế quốc La-mã chỉ còn lại hai đấu thủ là Constantine và Licinius. Năm 324, Constantine kéo đại quân tấn công Licinius tại Milan, truy kích và tiêu diệt đối thủ tại hải cảng Bosporus (Hy-lạp). Từ năm 324, Constantine tự xưng là Đại đế (Constantine the Great) nắm trọn quyền kiểm soát toàn thể lãnh thổ của Đế quốc La-mã rộng lớn.

Với chủ trương xử dụng Ki-tô giáo làm dụng cụ toàn cầu, ngay sau khi nắm trọn quyền cai trị đế quốc, Constantine đã lo thực hiện việc đầu tiên là triệu tập hội nghị các giám mục trong toàn thể đế quốc họp tại Nicea (Hy-lạp) năm 325 để thống nhất các giáo phái Ki-tô. Sau Công đồng Nicea năm 325, Ki-tô giáo mới thành hình là một tôn giáo thống nhất về giáo lý. Trước đó thật sự chưa có đạo Ki-tô theo đúng nghĩa như ta hiểu hiện nay. Để đánh giá đúng mức công trình kiến tạo Ki-tô giáo của Constantine, chúng ta cần tìm hiểu cái gọi là “Ki-tô giáo nguyên thủy” (The Early Christianity) tức Ki-tô giáo trong 3 thế kỷ đầu Công nguyên, hoặc còn gọi là “Ki-tô giáo trước Thời đại Constantine” (The Pre-Constantine Christianity) như thế nào?


Ki-tô giáo trước Thời đại Constantine

Trong thời gian Constantine tiến quân vào Rome năm 312 thì thành phố này có khoảng một triệu dân, nhưng không có một giáo hội Ki-tô nào có thể hoạt động công khai tại đây. Từ thời Néron (54-68) nhiều ngàn tín đồ Ki-tô bị ném vào giáo đấu trường cho thú dữ ăn thịt. Bạo Chúa Trajan (98-117) cấm đạo ác liệt trong 19 năm. Tiếp theo là vụ quân La-mã tàn phá Jerusalem giết hại 850.000 dân Do-thái trong các năm 132-135 khiến cho giáo hội Ki-tô Do-thái do James (em ruột của Jesus) lập nên bị hoàn toàn tiêu diệt.

Năm 160 xảy ra biền cố quân Hung-nô chống lại La-mã. Do đó, các hoàng đế La-mã đã áp dụng chính sách cấm đạo gay gắt kéo dài trên một thế kỷ. Tín đồ Ki-tô bị sát hại hàng loạt, các nhà thờ bị đốt phá, các sách kinh bị hủy diệt.

Khởi đầu là hoàng đế Marcus Aurelius (161-180), hoàng đế Didius Julianus (193) Valerian (253-260) và hoàng đế Diocletan (284-305).

Các tín đồ sùng đạo phải đọc kinh hoặc hành lễ trong các hang hầm bí mật. Giáo hội Ki-tô bị phân tán và rút vào bóng tối như những hội kín (secret society). Ngày nay, Vatican thường liệt kê danh sách các giáo hoàng liên tục hoạt động ở Rome từ thời Phêrô cho đến thời Constantine là một điều hoàn toàn ngụy tạo. Trước hết, trong vòng 3 thế kỷ đầu Công nguyên, Ki-tô giáo chưa thành hình là một tôn giáo thống nhất nên không thể có giáo hoàng đứng đầu toàn giáo hội. Sau nữa, trải qua nhiều đợt cấm đạo gay gắt liên miên trong gần 3 thế kỷ, mọi hoạt động công khai của giáo hội cũng như mọi cơ cấu tổ chức rộng lớn đều không thể thực hiện và không thể tồn tại ở Rome.

Trong tác phẩm “A History of Christianity” do St. martin press, N.Y. xuất bản, tác giả Owen Chadwick đã viết: “Trong 3 thế kỷ đầu Công gnuyên, Ki-tô giáo luôn luôn bị coi là bất hợp pháp trong toàn đế quốc La-mã. Do đó, Ki-tô giáo không có giáo hội công khai mà chỉ có “Hội kín của những tín đồ Ki-tô” mà thôi (... Secret society of the Christians, sách đd., trang 34). Trong thế kỷ đầu Công nguyên, tên gọi Ki-tô giáo cũng chưa có, mọi người trong đế quốc La-mã gọi đạo của Jesus là “Phong trào Jesus” (The Jesus’s movement).

Tác phẩm “Eermans Hanbook of Christianity” là công trình nghiên cứ Ki-tô giáo của trên một trăm giáo sư Sử học và tôn-giáo-học thuộc các trường Đại học Bắc Mỹ, Âu châu, Úc châu và Nhật Bản. sách dày trên 700 trang khổ lớn, xuất bản lần đầu 1977, tái bản 1987 với 750.000 cuốn. Mười trang sách (96-105) của tác phẩm giá trị này cho chúng ta thấy Ki-tô giáo trong 3 thế kỷ đầu Công nguyên chưa thành hình là một tôn giáo thuần nhất. Có ít nhất 4 nhóm Ki-tô giáo đưa ra những “giáo lý” khác nhau. Nhóm này viết sách đã kích nhóm kia và kết án lẫn nhau là dị giáo hoặc rối đạo (heretic).


1. Nhóm Ki-tô giáo Do-thái (Jewish Christianity):

Nhóm này thoát thai từ giáo hội Ki-tô đầu tiên do em ruột của Jesus là James thành lập tại Jerusalem. Nhóm này tôn vinh Jesus là đấng Messiah (Ki-tô) và nhấn mạnh đến sự sống lại của Jesus vì theo truyền thuyết của Cựu ước Do-thái thì đấng Messiah không bao giờ chết. Nếu không đề cao “sự sống lại” của Jesus thì ông ta không thể được coi là Chúa Cứu thế!

Nhóm Ki-tô Do-thái cố gắng tìm mọi cách để chứng minh Jesus là đấng Messiah đã được Cựu Ước tiên tri. Họ dùng những hình ảnh quen thuộc của Cựu Ước Do-thái để gọi Jesus. Chẳng hạn như Jesus là “Con chiên hy sinh trong ngày Lễ Vượt Qua” (The Passover Lamb), Jesus là “Adam thứ hai” (The Second Adam) ...

Điều này cũng dễ hiểu vì Ki-tô giáo xuất thân từ Do-thái giáo và các tín đồ Ki-tô đầu tiên cũng đều là những người Do-thái. Chính vì thế mà dân Do-thái đã gọi những tín đồ Ki-tô giáo đầu tiên là “những tín đồ Do-thái biến thể’ (The Judaisers). Nhóm Ki-tô Do-thái đòi hỏi mọi người ngoại giáo muốn theo đạo Ki-tô phải chịu phép cắt bì (cắt da đầu dương vật) và phải tuân hành mọi luật lệ của đạo Do-thái (nghỉ việc ngày Sabbath).

Trong lúc đó, Phao-lồ đang giảng dạy đạo Ki-tô cho các ‘dân ngoại’ tại Hy-lạp và Rome với chủ trương “theo đạo qua đức tin mà thôi” (Conversion through faith only). Nghe tin Phê-rô và James thực hiện việc truyền đạo Ki-tô với những điều kiện ràng buộc vào đạo Do-thái, Phao-lồ lo sợ họ sẽ phá hỏng cuộc truyền đạo nên vội đến Jerusalem can gián Phê-rô và James, James biết phục thiện và nghe lời Phao-lồ. Phê-rô bướng bỉnh cãi lại nên hai người đã trải qua một cuộc đấu khẩu kịch liệt. James bị chính quyền Do-thái xử tử tại Jerusalem năm 62, sau đó nhóm Ki-tô Do-thái phải hoạt động trong bóng tối hoặc phải chạy phân tán ra nước ngoài.


2. Nhóm Ki-tô Ngộ Đạo (Gnosticism):

Đây là giáo phái Ki-tô xuất hiện tại Tiểu Á và Bắc Phi vào cuối thế kỷ 1, phát triển mạnh trong thế kỷ 2 sau Công nguyên. Năm 1947, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều tài liệu cổ ở vùng Biến Chết (The Dead Sea Scrolls), trong đó có nhiều cuộn sách bằng da lừa nói về giáo phái Ngộ Đạo. Giáo phái này chủ trương mọi người được cứu rỗi do sự hiểu biết những bí mật của đạo. Danh xưng của giáo phái do tiếng Hy-lạp Gnosis, có nghĩa là ‘hiểu biết sự bí mật” (Gnosis = a secret knowledge). Họ giải thích trái cấm trong vườn Địa đàng chính là Trái của cây Hiểu Biết (The Tree of Knowledge). Con rắn quyến rũ Eva ăn trái cấm không phải là quỉ Sa-tăng mà là một đại ân nhân của loài người vì Con rắn là biểu tượng cho sự khôn ngoan. Con rắn muốn giúp loài người trở nên sáng suốt để tự giải thoát mọi đau khổ trầm luân trên cõi đời này bằng cách ăn trái của cây Hiểu Biết. Chính Thiên Chúa Jehovah trong Cựu Ước mới là ác quỉ vì nó ra lệnh cấm tổ tiên loài người không được ăn trái của Cây Hiểu Biết. Nó muốn dìm con cháu Adam – Evà phải chìm đắm trong sự u mê tăm tối để luôn luôn phải tôn thờ và tuân phục nó. Loài người phải đau khổ triền miên vì chưa thoát ra khỏi sự ức chế của Ác Chúa Jehovah! Đưa ra lý luận trên, giáo phái Ki-tô Ngộ Đạo chủ trương Ki-tô giáo phải tách rời khỏi Do-thái giáo bằng cách hoàn toàn phủ nhận các Kinh Thánh Cựu Ước Do-thái. Họ thẳng thắn phê bình “Thiên Chúa” (Jehovah) của đạo Do-thái là quá thấp kém, thậm chí họ còn gọi Jehovah là thằng quỉ, chính vì thế những người Ki-tô giáo không thể tôn thờ nó.


3. Giáo phái Ki-tô Marcionism:

Vào năm 160, Marcion là một tín đồ Ki-tô rất trí thức và hùng biện thuyết giảng tại Rome ca ngợi Jesus là đấng Ki-tô (Chúa Cứu thế) nhưng đồng thời kịch liệt mạt sát Thiên Chúa của đạo Do-thái. Ông nói: “Thiên Chúa của Cựu Ước Do-thái thường gây những cuộc chiến tranh hoặc những cuộc tàn sát do sự tức giận nên không thể phù hợp với Đức Chúa Cha nhân lành của Jesus trong Tân Ước được” (The old testament God who ordered battles and slaughter and was driven by anger, was incompatible with the merciful Father of Jesus Christ – Eerdmans Handbook of Christianity, page 101). Marcion ca ngợi Thiên Chúa trong Phúc âm Kitô giáo là Thiên Chúa của tình yêu. Tuy nhiên, Marcion cho rằng Jesus đã không được sinh ra bởi một người đàn bà nhưng đã bất thần xuất hiện tại Capermaum năm 29 sau Công nguyên với hình vóc của một người lớn, Marcion bác bỏ lý thuyết cho rằng xác của mọi người chết sẽ sống lại, bác bỏ hoàn toàn Cựu Ước Do-thái và phần lớn các sách Tân Ước, chỉ ngoại trừ Phúc âm của Luke và những bức thư của Phao-lồ mà thôi.

Giáo phái Ki-tô Marcionism truyền đạo khắp nước Ý trong thế kỷ 2. Tới thế kỷ 4, giáo phái này trở nên thịnh hành tại Trung Đông, Armenia và Ai-cập. Họ có nhà thờ riêng, có hệ thống tu sĩ riêng và có các nghi thức hành lễ riêng. Đến cuối thế kỷ 4, giáo phái này bị đế quốc La-mã tiêu diệt.


4. Giáo phái Ki-tô Hy-lạp:

Giáo phái này có rất nhiều “học giả” nổi tiếng, thông thạo triết học Hy-lạp và chịu ảnh hưởng sâu đậm triết học duy tâm của Plato và Socrates. Họ tin rằng Thiên Chúa của Plato chính là Thiên Chúa của Kinh Thánh và họ gọi Socrates là “tín đồ Ki-tô giáo trước Jesus” (sách đd, trang 110).

Các “học giả” này viết rất nhiều sách để hoàn thành một hệ thống giáo lý cho đạo Ki-tô. Họ chủ trương vẫn tôn trọng các sách Kinh Thánh Cựu Ước của đạo Do-thái, đồng thời dùng triết học và thần thoại Hy-lạp để biến Jesus thành Thiên Chúa. Họ đã thành công vì lý thuyết của họ về một “Thiên Chúa Ba ngôi” đã được Công đồng Nicea năm 325 chấp nhận và trở thành Kinh Tin Kính của Ki-tô giáo. Những học giả nổi tiếng nhất của giáo phái Ki-tô Hy-lạp gồn có bốn người sau đây:

a. Justin Martyr (100-165): Thiên Chúa là Đấng Tạo hóa (Creator-God) theo đúng quan điểm của đạo Do-thái, nhưng Thiên Chúa cũng hóa thân thành người sống giữa trần gian (incarnation) bởi vì Thiên Chúa là Ngôi Lời (Logos-Word). Theo thần thuyết Hy-lạp thì Ngôi Lời là con của Thượng đế có thể biến thành xương thịt như con người (Word became flesh).

Các sách của Justin Martyr đều được viết bằng tiếng Hy-lạp vào khoảng giữa thế kỷ 2. Điều đặc biệt đáng nhớ là Justin đã sáng tác ra nghi lễ “Misa”. Khi các tu sĩ làm lễ này phải có bánh và rượu để tượng trưng cho thịt và máu của Jesus.

b. Giám mục Irenaeus: Giám mục Irenaeus là tác giả chống lại phe Ki-tô Ngộ Đạo (Gnostic) mạnh mẽ nhất và cũng là người tuyên truyền mạnh nhất cho thần thuyết Ngôi Lời (theory of the Logos) của Hy-lạp. Danh từ Logos được xử dụng đầu tiên bời một số triết gia theo chủ nghĩa Platonism (thuộc thế kỷ 3 trước CN.) để chỉ “Thượng đế hóa thân”. Các “học giả” Ki-tô theo học thuyết Plato (Christian Platonists) cố gắng gán ghép Jesus là Logos để tôn thờ, đồng thời dựa vào đó để lập ra thuyết “Thiên Chúa Ba ngôi”.

Irenaeus sinh trưởng tại Bắc Phi, lớn lên trở thành tu sĩ tại Pháp và được bầu chọn làm giám mục tại địa phận Lyon vào giữa thế kỷ 2. Năm 185, Iraneus xuất bản cuốn sách “Chống dị giáo” (Against the Heretics) kết tội hai giáo phái Ki-tô Gnosticism và Marcionism. Ông đưa ra một bản dự thảo “Đức tin của các Thánh Tông đồ” (The Apostle’s creed). Bản dự thảo này đã được Công đồng Nicea biểu quyết chấp thuận năm 325 và trở thành kinh “Tin Kính” của Ki-tô giáo.

c. Origen (185-254): Origen là người Hy-lạp sinh trưởng tại Ai-cập, du lịch rất nhiều nơi và viết nhiều sách để quảng bá tư tưởng của Plato (Platonic philosophical ideas). Ông viết sách “First principles” để nêu ra thuyết Thiên Chúa Ba ngôi, gồm có God (Thiên Chúa của Cựu Ước Do-thái). Christ/ Logos (tức Jesus, ngôi thứ hai) và Holy Spririt (Chúa Thánh thần). Origen là người đầu tiên hoàn thành “thần học Ki-tô theo triết học và thần học Hy-lạp” (Greek Christian Theology). Trong cuộc cấm đạo dưới triều hoàng đế La-mã Dicius, Origen bị chém đầu năm 254.

d. Tertullian: Ông sinh trưởng tại Bắc Phi, chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy-lạp nhưng lại là tác giả đầu tiên viết sách truyền đạo Ki-tô bằng tiếng La-tinh. Người ta không rõ ông đã sinh và mất năm nào, chỉ biết các sách của ông đã được viết trong thời gian từ 196 đến 212 sau Công nguyên. Ông viết nhiều sách nhằm đả phá các giáo phái Ki-tô đương thời (Against marcion, Against Praxie, Exclusion of Heretics...) và rất nhiều sách giảng thuyết về linh hồn, và phép rửa tội, nhất là về thần quyền “Ngôi Lời”. Ngôi lời là một danh từ khó hiểu, thực ra nó đơn giản chỉ là lời nói (word). Tất cả phát xuất từ thần thoại Hy-lạp cho rằng “Thượng đế đã tạo dựng vũ trụ bằng lời nói của Ngài” (God made this universe by His word). Tertullian tán thêm: “Lời nói phát sinh từ Thiên Chúa nên được gọi là Con của Thiên Chúa và cùng bản chất với Thiên Chúa. Cho nên Con của Thiên Chúa đã từ Thiên Chúa mà ra như tinh thần bởi tinh thần, Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng” (This word was produced from God and therefore is called the Son of God from the unity of substance with God. For God is spririt, so from spirit comes spirit, God from God, as light is from light – Eermands Hanbook of Christianity, page 111-113).

Lời bàn “Mao Tôn Cương” nói trên của Tertullian không ngờ đã trở thành nòng cốt cho “thần học Ngôi Lời” của Ki-tô giáo trong 17 thế kỷ qua. Tại các nhà thờ Công giáo ngày nay các giáo dân luôn luôn đọc câu kinh trong các lễ Mi-sa để ca ngợi Jesus: “....Chúa được sinh ra mà không phải tạo thành, Chúa là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng...”

Tòa thánh thấy câu văn của Tertullian viết hay quá nên đã thưởng câu văn này biến nó thành câu kinh để giáo dân tin rằng Jesus cũng là Thiên Chúa như “ánh sáng bởi ánh sáng”, ngài là Ngôi Lời đã cùng với Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ này!

Đệ tử ruột của vua tán nhảm Tertullian là Đức ông Philippe Lê xuân Thượng, chánh xứ của họ đạo Việt Nam mang tên “Giáo xứ Đức Ki Tô Ngôi Lời Nhập Thể” (Christ the Incarnate Word Parish) – 8503 S.Kirwood Rd. Houston. Số phôn: (282) 495-8133. Còn có website có tên: gx-ngoiloi.tripod.com. Đức ông Thượng đặt tên cho giáo xứ của ngài là “Đức Ki tô Ngôi Lời Nhập Thể”, vậy chắc ngài rất thông suốt về thần học Ngôi Lời. Tôi ghi địa chỉ của Đức ông như trên để quí độc giả có điều gì thắc mắc về thần thoại Ngôi Lời xin cứ việc liên lạc trực tiếp để được giải đáp thỏa đáng.


Những khuôn vàng thước ngọc do Constantine đặt ra cho Ki-tô giáo:

Với đạo luật Milan năm 313, Constantine đã chính thức chấm dứt 3 thế kỷ cấm đạo Ki-tô của đế quốc La-mã. Constantine luôn luôn tự coi mình là một đại ân nhân của tôn giáo này. Hơn thế nữa, Constantine chỉ coi Ki-tô giáo là một công cụ phục vụ cho mưu đồ củng cố và bành trướng đế quốc của hắn nên hắn đã tạo ra những “khuôn vàng thước ngọc” để buộc Ki-tô giáo phải tuân theo. Chính vì vậy Constantine tự coi mình là ông thầy dạy cho Ki-tô giáo phải làm những việc gì. Trong tác phẩm “Christian Spiritual”, Classics xuất bản năm 1996, trang 97, tác giả Richard Woods đã viết rất chí lý: “trong lãnh vực ý thức chính trị cao, Constantine không phải là học trò mà là bậc thầy của giáo hội” (In the realm of high politics, Constantine was not the pupil of the church but its instructor). Quả thật “ông thầy” Constantine đã để lại cho đứa học trò của mình là Ki-tô giáo, đặc biệt là Công giáo La-mã, nhiều khuôn vàng thước ngọc để tuân hành suốt trong 17 thế kỷ qua.


1. Khuôn vàng thước ngọc đầu tiên là Công Đồng (Council)

Giáo sư sử học Garry Wills thuộc đại học Western University đã viết: “Constantine điều hành các công đồng của giáo hội như một thẩm quyền chính trị của ông ta nhằm mục đích đập tan các phe dị giáo và để sắp đặt các giám mục” (Constantine who ran church coucils as his political right broke heresies and installed bishops – Papal Sin, Doubleday 2000, page 153).

Năm 324, Constantine thống nhất toàn đế quốc La-mã. Qua năm 325, ông ta triệu tập Công đồng Nicea bằng cách gửi giấy mời đến 1800 giám mục trong toàn lãnh thổ đế quốc, nhưng chỉ có 250 giám mục đến họp tại Nicea (nay là thành phố Izmir của Thổ-nhĩ-kỳ). Phòng họp là một lâu đài sang trọng của nhà vua tại thành phố này. Constantine chủ tọa cuộc họp với tư cách là sứ giả của chúa (Messenger of God). Constantine chẳng biết gì về giáo lý đạo Ki-tô nhưng ông ta nhận thấy Ki-tô giáo có quá nhiều phe phái chống báng nhau. Ông ra lệnh cho các giám mục phải thống nhất giáo lý - bất kể là giáo lý nào - miễn sao đại đa số giám mục biểu quyết chấp thuận thì giáo lý đó thành chân lý cho toàn giáo hội. Đó là nguyên tắc chính yếu của các Công đồng thuộc giáo hội Ki-tô.

Kết quả của Công đồng Nicea năm 325 là: Ngoài việc chấp thuận Kinh Tin Kính bao gồm những tín điều căn bản của đạo Ki-tô, Công đồng còn biểu quyết một đoạn đặc biệt để chống lại giáo phái Arius. Đoạn này như sau: “Chúa Jesus có cùng bản chất với Chúa Cha, Người là Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật” (Jesus was of one substance with Father, He is true God of true God).

Sau khi Công đồng biểu quyết, Arius là giám mục tại thành phố Alexandria (Ai-cập) không chịu ký vào biên bản. Ông ta vẫn giữ vững lập trường cho rằng: “Thiên Chúa tạo ra Jesus – Ki-tô từ không. Như vậy có lúc chúa Ki-tô không có. Do đó Ki-tô không phải là Thiên Chúa” (God created Christ from nothing. there was time Christ was not, so he is not God). Arius bị Constantine tống giam 9 năm (325-334). Khi được thả ra thì Arius đã 78 tuổi. Ông sống lang thang trên hè phố Constantinople được hai năm rồi nằm chết bên đường như gã ăn mày. Arius đã chết vì không hiểu chủ đích của Constantine. Tên bạo chúa La-mã chỉ cần thống nhất Ki-tô giáo để biến nó thành một công cụ chính trị. Y không cần đếm xỉa gì đến cái giáo lý của nó ra sao.

Trong cuộc đời của Constantine cho đế khi chết năm 337, y đã trực tiếp triệu tập và điều khiển 4 Công dồng để thống nhất giáo lý Ki-tô. Các hoàng đế La-mã kế nghiệp triệu tập Công đồng Ephesus năm 431 để tôn vinh bà Maria là Mẹ Thiên Chúa (Mother of God). Công đồng Chalcedon năm 451 để xác nhận Jesus có hai bản tính con người và Thiên Chúa....

Triệu tập Công đồng để giải quyết mọi vấn đề khó khăn của giáo hội là sáng kiến của Constantine. Giáo hội Công giáo La-mã thực hiện rất nhiều Công đồng trong gần 2000 năm qua. Công đồng cuối cùng là Vatican II do Giáo hoàng XXIII triệu tập năm 1962.


2. Khuôn vàng thước ngọc thứ hai của Constantine là hình thành cơ cấu tổ chức căn bản của giáo hội Ki-tô.

Trước hết, Constantine biến Rome thành thủ đô Ki-tô giáo (a Christian City) bằng cách xuất quĩ xây nhiều nhà thờ vĩ đại như Đền thánh Phê-rô, biến các đền thờ của Đa Thần giáo La-mã thành nhà thờ Ki-tô giáo.

Constantine ban hành qui chế giám mục. Các giám mục được coi như tương đương với nghị sĩ (senator) được hưởng quyền lợi của viên chức cao cấp của triều đình (state officiers).

Riêng giám mục ở Rome được Constantine cho ở trong Cung điện Lateran. Cung điện này nguyên là dinh thự của hoàng hậu Fausta bị Constantine giết chết. Lateran trở thành dinh của các giáo hoàng từ đó cho đến thế kỷ 14 mới chuyển sang một lâu đài khác.

Một điều quan trọng khác là Constantine chia lãnh thổ toàn đế quốc La-mã thành các giáo phận (dioceses) đứng đầu bởi một giám mục. Nhà thờ ở nơi có giám mục được gọi là “Cathedral”, do chữ Hy-lạp “Cathedra” có nghĩa là cái ghế, ám chỉ giám mục có quyền cai trị của một viên chức nhà nước (bureaucratic power). Các tu sĩ (clergy men) được miễn mọi thứ tạp dịch công cộng (public duties). Từ năm 323, Constantine trao cho các giám mục có quyền xét xử mọi người trong giáo phận quản hạt.


3. Những khuôn vàng thước ngọc của Constantine về các nghi lễ tôn giáo.

a. Ngày 28.10.312, Constantine công nhận thập giá là huy hiệu chính thức của quân đội La-mã. Trong ngày khai mạc Công đồng Nicea năm 325, Constantine chỉ thị cho các giám mục phải dùng Thập giá làm biểu tượng chính thức của Ki-tô giáo và thập giá phải là trung tâm thờ phượng của đạo Ki-tô (center of Christian cult). Từ đó, thập giá xuất hiện trên các nóc nhà thờ và luôn luôn ở vị trí chính giữa của bàn thờ Ki-tô giáo.

b.Constantine tự ý ấn định mỗi tuần dành ra một ngày lo việc thờ phượng cho các tín đồ Ki-tô. Ngày đó gọi là “ngày của Thần Mặt trời” (Sunday). Ngày chủ nhật đầu tiên cho các tín đồ đi lễ là ngày 7.3.321.

c. Constantine không cần biết Jesus sinh ra ngày nào, năm nào. Tuy nhiên, ông ta tự ý quyết định chọn ngày sinh nhật của Thần Mặt trời Vạn thắng (The Invincible Sun God) theo Đa Thần giáo La-mã làm ngày sinh nhật của Jesus. “Đêm Thánh Vô Cùng” đầu tiên toàn giáo hội Ki-tô long trọng tổ chức để mừng Chúa “giáng sinh” là ngày 25 tháng 12 năm 336.

Khi ban bố các lệnh trên, Constantine là tín đồ kiêm giáo chủ tối cao của Đa Thần giáo La-mã. Y muốn những tín đồ Ki-tô bề ngoài thực hiện nghi lễ của tôn giáo mình nhưng thực ra là để tôn kính Thần Mặt trời của Đa Thần giáo. Ngày chủ nhật là ngày của Thần Mặt trời (Sunday), chứ không phải là “Chúa Nhật” (God day/ Christ Day! Vì vậy chúng tôi tha thiết mong những người Việt không nên gọi ngày Chủ nhật là “Chúa nhật”).

d. Constantine tự ý quyết định các buổi lễ (Mass) của Ki-tô giáo phải có bánh và rượu để tượng trưng thịt và máu của Jesus. Nghi lễ này không phải do Constantine sáng chế mà do sáng kiến của Justus Martyr. Constantine chỉ muốn giáo hội Ki-tô phải hành lễ theo một nghi thức thống nhất mà thôi. Nghi thức tế lễ có bánh và rượu được gọi là “Phép Mình Thánh Chúa” (Eucharist – A Concise History of the Catholic Church, Thomas Bokken-Kotten, Doubleday 1990).


Đấng Bề Trên Của Ki-tô Giáo.

Sử gia lừng danh thế giới Will Duran đã bỏ ra 25 năm nghiên cứu Ki-tô giáo và hoàn thành tác phẩm “Cesar and Christ” (750 trang) trong 5 năm. Nơi trang 656 ông nhận xét thái độ của Constantine đối với Ki-tô giáo như sau: “Trong suốt thời gian trị vì, Constantine đối xử với các giám mục như những phụ tá chính trị: Ông ta triệu tập và chủ tọa các Công đồng. Đối với một tín đồ chân chính thì phải là một Ki-tô hữu trước đã rồi mới là chính khách sau, nhưng với Constantine thì ngược lại. Ki-tô giáo đối với ông ta chỉ là một phương tiện chứ không phải là cứu cánh”. (Throughout his reign, Constantine treated the bishops as his political aids: He summoned them, presided over their councils. A real believer would have been a Christian first and a stateman afterward. With Constantine it was the reverse, Christianity was to him a means, not an end).

Tác phẩm “Eerdmans Handbook of Christianity” là công trình nghiên cứu tập thể của trên 100 giáo sư Sử học và Tôn giáo học của các trường Đại học Âu, Mỹ, Úc. Nơi trang 109, họ đã viết: “Trước Công đồng Nicea do Constantine triệu tập năm 325 thì những tiêu chuẩn phổ quát của đức tin chính thống Ki-tô giáo chưa hề có” (Prior to the Council of nicea summoned by Constantine in 325, no universal touchstone of Orthodox faith existed).

Các sử gia chân chính trên thế giới cho chúng ta thấy sự thật lịch sử là đạo Ki-tô chỉ thật sự thành hình từ sau Công đồng Nicea năm 325 mà thôi. Trong 3 thế kỷ đầu Công gnuyên không có Ki-tô giáo mà chỉ có “Phong trào Jesus” với rất nhiều phe nhóm chủ trương đối nghịch nhau.

Đọc lại cuốn Việt Nam Giáo Sử của linh mục Phan Phát Huồn (trang 20) tôi phải ... ‘phát buồn’ vì thấy ông linh mục sử gia dỏm này viết sách bất chấp việc kiểm chứng sự thật lịch sử. Linh mục Huồn viết: “Lấy võ lực đàn áp Công giáo để tiêu diệt người Công giáo thì chẳng những Công giáo không bị tiêu diệt mà còn sinh sản đông đúc thêm.... Các hoàng đế La-mã muốn tiêu diệt đạo Công giáo thì ngày nay trên thủ đô Rô-ma phất phới trước gió một cách oai hùng quốc kỳ Vatican tượng trưng cho quyền bính của giáo hội.”

Trong 3 thế kỷ đầu Công nguyên chưa có đạo Ki-tô hẳn hòi mà chỉ có những nhóm thờ Jesus với những giáo lý hổ lốn. Ta có thể tạm gọi họ là những tín đồ Ki-tô giáo Nguyên thủy (The Early Christianity). Sau 325 mới có Ki-tô giáo thống nhất và phải đợi tới đời con của Constantine là hoàng đế Constantine I, Ki-tô giáo được ông vua sùng đạo này đổi tên thành Công giáo (Cattolica) vào năm 340.

Trong 3 thế kỷ đầu Công nguyên, dù cho các hoàng đế La-mã có muốn diệt Công giáo đến đâu cũng không thể diệt được vì lúc đó Công giáo chưa được đẻ ra !

Từ sau năm 325, Công giáo là con đẻ của đế quốc La-mã được đế quốc vỗ béo cho mau lớn để trở thành tôn giáo chính thức của cả đế quốc La-mã rộng lớn. Các hoàng đế La-mã chẳng bao giờ muốn tiêu diệt Công giáo mà chỉ lo việc bành trướng nó khắp nơi bằng bạo lực mà thôi.

- Năm 356, hoàng đế Constantius I ra lệnh cấm Đa Thần giáo La-mã, biến các đền thờ Đa Thần giáo thành các giáo đường Ki-tô giáo.

- Hoàng đế Thedeosius (379-395) công bố Ki-tô giáo là quốc giáo, mọi người theo các đạo khác đều bị tử hình.

- Vào năm 500, một người ở xứ Gaul tên Cloris dấy binh thống nhất tất cả các bộ lạc Frank (Frankish tribes) lập nên nước Pháp. Cloris trở thành vua Pháp liên kết chặt chẽ với giáo hoàng La-mã và ra lệnh cho toàn dân Pháp phải theo đạo Công giáo. Ai bất tuân lệnh phải chịu hình phạt tử hình.

- Cuối thế kỷ 7, Hồi giáo tiêu diệt Ki-tô giáo tại Ai-cập, Palestine, Trung Đông và Bắc Phi. Ki-tô giáo lo bành trướng thế lực ở Tây Âu. Người thực hiện kế hoạch này là vua Pháp Chrlemagne (lên ngôi năm 768). Charlemagne đem quân đánh đuổi quân Ả-rập Hồi giáo khỏi lãnh thổ Tây-ban-nha. Sau đó Charlemagne chiếm thêm vùng đồng bằng sông Rhin (Đức, Bỉ, Hòa Lan). Đúng ngày lễ Noel năm 800, Charlemagne đến Rome quì gối dưới chân giáo hoàng Leo III để được giáo hoàng đội vương miện và phong tước hiệu “Hoàng đế của đế quốc La-mã Thánh thiện” (Emperor of the Holy Roman Empire). Đây chính là Đế quốc Công giáo La-mã đầu tiên. Charlemagne và giáo hoàng cùng chủ trương dùng đạo Công giáo làm lực lượng thống nhất đế quốc (a unifying force). Sau đó, Charlemagne đã ban bố một mệnh lệnh ghê gớm: “Phải theo đạo tập thể hoặc chống đối sẽ bị tàn sát tập thể” (mass conversion or mass slaughter in case of resistance – The Story of Christianity by Michael Collins and Mathew Price DK Publishing 1999, page 91).

Sử sách Âu châu gọi Đế quốc La-mã trong thời gian từ năm 313 đến năm 590 (277 năm) là “Đế quốc Ki-tô giáo” (The Christianity Empire – Sách dẫn chiếu trang 57-59). Ki-tô giáo nói chung và Công giáo La-mã nói riêng hiển nhiên là một sản phẩm của đế quốc La-mã.

Constantine là người biết rõ điều đó hơn ai hết nên ông ta luôn luôn có ý coi rẻ tôn giáo này. Một bằng chứng cụ thể nhất chứng tỏ Constantine tự coi mình là “Đấng bề trên của Ki-tô giáo”, đó là việc Constantine thiết kế khu nhà mồ của mình ở Constantinople (nay là thủ đô Istambul của Thổ-nhĩ-kỳ). Trong tác phẩm “The faith – A History of Christianity” nơi trang 96, sử gia Brian Monahan viết: “Mộ của Constantine được đặt ở trung tâm khu nhà mồ hình tròn mà ông ta đã xây cho chính mình tại Constantinople, với 12 ngôi mộ trống ở chung quanh tượng trưng cho các tông đồ (của Jesus) nằm ở dưới chân hắn” (His tomb was placed in the carter of the circular mauseleum he built for himself in Constantinople with twelve sepulchures place around it as though the apostles lay at his feet).


Thái Độ của Vatican Đối Với Constantine:

Trong Giáo hội Chính Thống giáo, Constantine được tôn vinh là Hoàng đế-Thánh (Emperor-Saint) có ảnh tượng thờ tại các giáo đường. Constantine đội vương miện cao 3 tầng, tay phải cầm cây thập giá rất dài để nhắc mọi người biết Constantine là người đầu tiên tôn vinh dấu hiệu chữ Thập (In Hoc Signo). Trong Giáo hội Công giáo, chỉ một mình mẹ của Constantine được tôn vinh mà thôi. Mặc dầu tiểu sử của bà chẳng có gì đặc biệt: xuất thanh từ một cô gái hầu bàn (a barmaid) lấy một sĩ quan La-mã, có con rồi bị chồng bỏ. Tuy nhiên, nhờ có bà mới có Ki-tô giáo như ngày nay nên bà được Vatican phong “hiền thánh”. Cả giáo hội Công giáo dành riêng ngày 18 tháng 8 hàng năm để “dâng thánh lễ” tôn vinh ‘bà Thánh’ Helena. Ngoài ra, bà còn được tôn vinh là thánh quan thầy của kẻ tân tòng. So sánh với bà Helena thì công lao của Constantine đối với Ki-tô giáo lớn gấp ngàn vạn lần. Nhưng Constantine đã không được Vatican phong thánh. Chẳng những thế, Vatican còn cố ý lờ đi không nhắc tới để cho tên tuổi sự nghiệp của Constantine bị chìm trong quên lãng. Công giáo La-mã là kẻ chịu ơn của Constantine nhiều nhất nhưng lại muốn phủ nhận hoàn toàn ‘công ơn trời biển’ của vị hoàng đế La-mã này. Tất cả chỉ vì Constantine đã lôi Ki-tô giáo từ vũng bùn lên, đánh rửa sạch sẽ và tô son điểm phấn cho nó để làm công cụ phục vụ những mục tiêu chính trị của đế quốc.

Bề ngoài Constantine củng cố Ki-tô giáo để đạt mục tiêu chính trị, về mặt tâm linh ông ta vẫn là một tín đồ của đạo thờ thần Mặt Trời (a Sun-god worshiper). Cho đến khi về già ông ta vẫn tự xưng là Giáo chủ Tối cao của Đa Thần giáo La-mã (Pontifex Maximus).

Vì chỉ coi Ki-tô giáo như một sản phẩm của mình nên thật sự Constantine không coi trọng Jesus, do đó ông ta không thèm xử dụng tước hiệu Đại diện Chúa Ki-tô (Vicar of Christ) mà xử dụng tước hiệu “Đại diện Thượng đế Trên Trái Đất” (God’s Vicar on earth). Trong tác phẩm “The Oxford Illustrated History of Christianity” của John Mac Mannus, Oxford Uni, Press 1990, trang 71 có in hình huy hiệu của Constantine, trên đó có in chữ Hy-lạp có ý nghĩa như trên ‘God’s vicar on earth’.

Constantine tạo mọi điều kiện làm cho Ki-tô giáo lớn mạnh nhưng không cho phép nó thành một quyền lực độc lập, mà chỉ cho nó làm một bộ phận của đế quốc mà thôi. Do đó, sau này Vatican đã phải làm giả văn kiện mang tên “Sự dâng cúng của Constantine” (The donation of Constantine) để tạo quyền lực cho giáo hội Công giáo La-mã. Văn kiện này được Vatican giả mạo dưới triều giáo hoàng Stephen III (752-757) bằng cách ngụy tạo văn kiện, ngụy tạo chữ ký của Constantine và bịa đặt ngày ký là 30 tháng 3 năm 315.

Trong văn kiện này có điều khoản quan trọng sau đây : “Đức Thánh Cha là đấng thừa kế Thánh Phê-rô sẽ được tôn vinh lên bậc cao cả trong đế quốc chúng ta và còn cao cả hơn ngôi báu thế gian. Đức Thánh Cha cai quản các giám mục ở Antioch, Alexandria, Constantinople và Jerusalem” (The Faith, a history of christianity, Brian Monahan, pages 217, 362). Văn kiện giả mạo “The Donation of Constantine” đã bị lôi ra ánh sáng bởi Lorenzo Valla, một giới chức cao cấp tại Vatican, vào năm 1440. Một trong những bằng cớ rõ rệt nhất là văn kiện giả mạo ghi ngày ký là 30.3.315. Lúc này, Constantinople chưa có. Thành phố Constantinople bắt đầu được thành lập từ năm 324!

Với văn kiện giả mạo này, Vatican đã chiếm được quyền lực cai quản toàn bộ các giám mục trong giáo hội và lấn lướt quyền lực của các vua chúa về phương diện thế quyền. Văn kiện “The Donation of Constantine” chỉ là một trong vô vàn các hình thức bịp bợm đã tạo nên quyền lực của Vatican trong 16 thế kỷ qua.

Để kết thúc bài viết này, tôi xin mượn lời của sử gia Gibbon trong tác phẩm ‘The Decline and Fall of the Roman Empire’ : “Giáo hội La-mã dùng bạo lực để bảo vệ cái đế quốc mà nó đã chiếm được bằng sự lừa bịp”! (The Church of Rome defended by violence the empire she acquired by fraud).

Charlie Nguyễn



Thực chất đạo Công giáo và các đạo thờ Chúa:

Bảy cuộc chiến tranh chống Hồi Giáo của những đoàn quân Chữ Thập
Cuốn thánh kinh ô nhục của đạo Công Giáo
HỎA GIÁO BA TƯ LÀ TIỀN THÂN CỦA CÁC ĐẠO THỜ CHÚA
JESUS DƯỚI CÁI NHÌN CỦA DO THÁI GIÁO VÀ HỒI GIÁO
Những tước hiệu bịp bợm của Giáo Hoàng
Thiên chúa đang được động viên trong cuộc thánh chiến tại Trung Đông
Thập Giá và lưỡi gươm của đại đế Constantine
Truyền thống Abraham dưới ánh sáng khoa học khảo cổ
Vai trò của chính quyền trong mối tương quan Công giáo - Dân tộc
Việt Nam cần thưc hiện những biện pháp mạnh để đối phó với quốc nạn Công Giáo – Tin Lành.
ĐẠO HỒI LÀ ĐỨC TIN CỦA CHIẾN TRANH VÀ BẠO LỰC
Đạo Thiên Chúa chỉ là đạo thờ bò cải biến
ẢNH HƯỞNG THẦN HỌC DO THÁI VÀ KITÔ GIÁO TRONG NIỀM TIN ĐẠO HỒI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét