18/9/11

Đạo Thiên Chúa chỉ là đạo thờ bò cải biến

Nếu chúng ta bị một người nào đó chỉ vào mặt mà mắng rằng: “Mày là đồ ngu như bò!” thì chắc chắn chúng ta sẽ nổi giận phát điên lên và coi đó là một lời nhục mạ nặng nề xúc phạm đến danh dự của chúng ta. Nhưng cách đây trên 5000 năm, con vật bốn chân bị coi là ngu đần lại được người ta tôn thờ như một vị thần dũng mãnh hơn hết các vị thần. Người Babylon gọi nó là Il, người Do thái gọi là El. Người ta tin rằng thần El thường hiện hình thành một con bò đực nên vị thần này được gọi là Thần Bò El (The Bull El hoặc El the Bull).

Đạo thờ bò lan rộng ra khắp vùng Trung Đông, từ Babylon đến Canaan và Phoenicia. Hầu hết các sắc dân Do thái và Ả rập đều tôn thờ thần bò El từ khỏang 3000 năm trước Công nguyên cho đến thời Moses (1250 TCN) thì đạo thờ bò El biến thể. Chúng ta không thể ngờ được là tất cả các đạo thờ Thiên Chúa như đạo Do thái, đạo Ki tô (Công giáo, Anh giáo, Chính thống giáo, Tin Lành) và cả đạo Hồi đều là những biến thể của đạo thờ bò El. Đây là một sự thật lịch sử đã được chứng minh bởi các sử liệu giá trị và các kết quả nghiên cứu đầy công phu của ngành khảo cổ. Vấn đề này cũng đã được trình bày rất rõ ràng trong các bộ Tự điển Bách khoa (Encyclopedia) lừng danh thế giới.

Mặc dầu đạo thờ bò El đã phát sinh ở Babylon từ rất lâu đời, nhưng nó được chính thức du nhập vào dân tộc Do thái từ thời Abraham khỏang năm 2000 TCN. Điều đáng chú ý là Abraham và dân tộc Do thái coi El là vị thần duy nhất để tôn thờ, trong khi các dân tộc chung quanh tôn thờ thần El cùng với các vị thần khác như Baal, Anath, Ashtaroh, Ashera v.v... Chính vì yếu tố khác biệt quan trọng này mà Abraham đã được coi là ông tổ của các đạo độc thần (monotheistic religions). Do thái được coi là dân tộc được Chúa chọn vì nước này là quốc gia đầu tiên mang tên thần bò El (Isra-El)..

Để dẫn chứng một cách đầy đủ và khách quan về đạo thờ bò El và các diễn tiến biến thể (transformation) của nó, chúng tôi xin nêu lên những tài liệu chứng minh rút ra từ những bộ Tự điển Bách khoa hoặc những sách do các trường Đại học có uy tín bậc nhất thế giới xuất bản sau đây:

1. The Oxford Illustrated History of the Bible, edited by John Rogerson, Oxford Uuniversity press, xuất bản năm 2001, trang 7:

Trong tài liệu cổ sử Ai cập, được viết dưới triều đại Pharaoh Merneptah (1222-1214 TCN) có nói đến nước Do thái dưới quốc hiệu ISRAEL. Sử liệu này giải thích ISRA là cai trị (to rule), El là thần bó El. Do đó, ISRAEL có nghĩa là một quốc gia được cai trị bởi thần bò El.

2. Theological Dictionary of the Bible (Tự điển Thần học về Thánh Kinh), edited by Walter A. Edwell, Baker Book xuất bản, trang 289-299:

Người Do thái thờ thần bò El từ lâu đời, cho nên El có nghĩa là “Thiên Chúa của Do thái” (El is God of Israel) hoặc “Thiên Chúa của Abraham”. Ngôn ngữ Hebrew gọi Thiên Chúa El bằng nhiều danh từ: El, Eloah, Elim, Elohim. Vì họ tin Thiên Chúa El thường hay xuất hiện ở các núi đá (Rock mountains) tiếng Hebrew là Shaddai, nên họ cũng gọi Thiên Chúa El là El-Shaddai. Các danh từ để gọi Thiên Chúa El nói trên đã được nhắc đi nhắc lại tới 2.250 lần trong các bộ sách Kinh Thánh của đạo Do thái. Riêng trong các bài Thánh Vịnh (Psalms) của David, tên của Thiên Chúa El đã được nhắc tới 238 lần! [Ghi chú: David sau Maisen 300 năm.]

3. The Illustrated Guide to the Bible, by J. R. Porter, Oxford University Press 1995, trang 45: Trước khi đặt tên nước là Do thái là Israel, Jacob (cháu nội của Abraham) đã đến thị trấn Luz của xứ Canaan. Tại đây, Jacob nằm mơ được thiên thần cho một cái thang. Jacob đã leo thang lên tới thiên đàng và được gặp Thiên Chúa El mặt đối mặt. Khi tỉnh dậy, Jacob đã đổi tên thị trấn Luz thành Beth-El, có nghĩa là “Nhà của Chúa” (House of El). Câu chuyện về giấc mơ của Jacob được kể lại trong Cựu ước (Genesis 28:12).

Do thái không phải là nước duy nhất thờ thần El. Hầu hết các giống dân quanh vùng Canaan đều thờ thần El và rất nhiều thần khác.Tuy nhiên họ quan niệm đồng nhất với nhau ở chỗ tất cả đều coi thần El là vị thần cao nhất (The Highest God) và là cha của các thần (father of all gods). Abraham và dân tộc Do thái thời đó chưa có quan niệm Thiên Chúa là Duy nhất (Unity God) như quan niệm củ đạo Do thái sau này mà chỉ có quan niệm đơn giản: Thiên Chúa là vị thần mạnh nhất mà thôi.

Nơi trang 65, tác giả cho biết người Do thái đã thờ thần El dưới hình tượng của một con bò vàng (the golden calf) khởi đầu từ thời Abrahm, Jacob cho đổi đời Mai-sen. Chính anh ruột của Mai-sen là Aaron đã điều động dân chúng gom góp nữ trang, nấu chảy đúc thành một con bò vàng để tôn thờ vào khỏang năm 1250 TCN (Exodus 32-33).

Aaron và tuyệt đại đa số dân Do thái thời đó đều tin tưởng thần bò El chính là đấng Thiên Chúa đã cứu dân Do thái thóat vòng nô lệ của Ai cập. Sách Cựu ước Exodus (32:4) thuật lại lời tuyên bố của Araon trước bàn thờ tuợng bò vàng như sau: “Hỡi dân Israel, đây là Thiên Chúa của các người, đây chính là đấng đã đưa các người ra khỏi đất Ai cập”.

Trong lịch sử đạo Do thái, Mai-sen (Moses) là cái mộc chia đạo Do thái thành hai thời kỳ:

- Thời kỳ đầu từ Abraham (2000 TCN) đến Mai-sen (1250 TCN) kéo dài 750, đạo Do thái được gọi là Đạo Cũ, hoặc đạo Do thái trước-Mai-sen (The pre-mosaic Judaism). Trong thời kỳ này, người Do thái gọi Thiên Chúa là El, Eloha hoặc Elohim và tôn thờ Ngài qua hình tượng con bò vàng.

- Từ thời Mai-sen (1250 TCN) đến nay, đạo Do thái được gọi là Đạo Mới hoặc đạo Do thái Mai-sen (Mosaic Judaism). Sự đổi mới quan trọng nhất của Mai-sen là công bố “Mười Điều Răn”, trong đó chủ yếu nhắm vào hai điểm: cấm thờ ảnh tượng bò vàng và cấm gọi tên Thiên Chúa là El, Eloa hoặc Elohim. Mai-sen bắt dân chúng phải gọi Thiên Chúa là Jehovah, có nghĩa là “Thiên Chúa của các tổ phụ” (God of fathers: Abraham, Isaac, Jacob). Mặc dầu Mai-sen rất tàn bạo và đã giết nhiều người bất tuân lệnh của y trong việc cải cách tôn giáo này, nhưng ngay trong sách Cựu ước cũng cho thấy tới 3 thế kỷ sau khi Mai-sen chết dân Do thái vẫn tiếp tục thờ Thiên Chúa El với tượng bò vàng:

- Các bài Thánh vịnh của David vẫn gọi Thiên Chúa là Elohim.

- Các vua David, Solomon (thế kỷ 10 TCN) vẫn dùng tượng con bò làm biểu tượng cho Thiên Chúa Jehovah (1 King 12:28 = Bull represents Jehovah).

- Vua Jeroboam I (thế kỷ 9 TCN) là cháu nội của David lấp nhiều đền thờ Thiên Chúa El với tượng bò vàng từ thành phố Bethel đến thành phố Dan.

4. The New Encyclopedia Britannica (15 edition, Volume 4, trang 411)

Bộ Tự điển Bách khoa Britannica đã nối tiếng khắp thế giới từ lâu đời. Tự điển này đã dịch danh từ El như sau: “El là Thiên Chúa của giống dân Semetic (tức các chủng tộc Ả rập – Do thái) còn gọi là Con Bò Thần El, được coi là cha của các vị thần khác, ngoại trừ thần Baal. Các tác giả viết Kinh thánh Cựu ước đã dùng danh từ El vừa để gọi chung các thần thánh vừa như một danh từ đồng nghĩa với Jehovah”.

Điều khẳng định trên cho ta thấy Thiên Chúa Jehovah (Yahweh) mà Jesus gọi là “Cha ta ở trên trời” chính là Con Bò El (El the Bull = sysnonym for Jehovah!). Các sách Kinh thánh Tân ước xưng tụng Jesus là “con một của Đức Chúa Trời” (the only son of God) thực chất là con một của Thần Bò El.

5. New Larousse Encyclopedia of Mythology (Tân Tự điển Bách khoa Larousse và Huyền thoại, nguyên bản tiếng Pháp, bản dịch Anh ngữ do Premethus Press xuất bản, in lần thứ tư 1971, các trang 74-80):

Theo các bản văn viết bằng chữ cuneiform của xứ Babylon thuộc niên đại 1400 TCN trên những tấm đất sét phơi khô (hiện lưu trữ tại Bảo tàng viện Louvre ở Paris) thì thần El được tôn thờ bởi các sắc dân Canaanites và Semites. El cũng được coi là vua của các dòng sông (king of rivers) là thần mặt trời (the Sun God) và cũng là Thiên Chúa Tối cao (the Supreme God).

Các giống dân Canaanites và Semites thờ thần El dưới tượng của một con bò đực. Đối với họ, con bò đực là biểu tượng của sức mạnh . Cũng vì vậy, mỗi khi nói đến thần El họ thường gọi Ngài là Bò Thần El (Bull-El).

6. The Encyclopedia of Middle Eastern Mythology and Religion (Bách khoa Tự điển về Huyền thoại và Tôn giáo vùng Trung Đông, của Jan Knappert, element 1993). Tác giả là một người Ả rập rất rành về các ngôn ngữ Ả rập, trong đó có ngôn ngữ Sumerian là ngôn ngữ chính của xứ Babylon vào thời cổ xưa cách đây nhiều ngàn năm.

Theo sự nghiên cứu của tác giả, tên của xứ Babylon cũng do tên của thần El mà ra. El là danh từ theo tiếng Hebrew. Người Ả rập gọi El là Il. Khi đổi ra số nhiều Il thành Ilun. Người xứ Babylon rất tự hào về đất nước của họ và họ tự coi đất nước của họ là “cái cổng của Thiên Chúa”. Theo ngôn ngữ Sumerian thì “Bab” là cổng và “Ilun” là Thiên Chúa. Ghép hai chữ này lại sẽ thành “Babilun”, về sau người ta đọc trại đi thành Babylon. Như vậy, chữ Babylon có nghĩa là “cái cổng của nhà Chúa” (Gate of God).

Tại các thành phố thuộc xứ Babylon người ta thường làm lễ tế thần El với những lời ca tụng ngài là “Thiên Chúa hiện thân thành Con Bò” (The Bull-God). Theo niềm tin của người Babylon, thần El là vị chủ tọa các hội đồng thần thánh ở trên trời, là đấng tạo hóa đã sinh ra vũ trụ vạn vật và là đấng đã tạo dựng nên con người.

7. Near Eastern Mythology (Huyền thọai vùng Cận Đông, tác giả John Bray, nxb Peter Bedrick Book NY 1985, các trang 68-69):

El là vị thần chính yếu được tôn thờ tại vùng Lưỡng Hà Châu. Theo các huyền thoại của vùng Canaan (giữa sông Jordan và Địa Trung Hải) thì thần El là một con bò đực (Bull) có sức mạnh vô song và sức sáng tạo vô bờ bến. Vì vậy, thần El là “đấng Tạo hóa của mọi vật thụ tạo” (Creator of all created things).

Như trên đã trình bày là Mai-sen ra lệnh cấm thờ thần El vào năm 1250 TCN nhưng đến thế kỷ 10 và 9 TCN, các vua và dân Do thái vẫn tiếp tục thờ thần El với hình tượng bò vàng (1 King 12:28).

Trong cuốn sách này, tác giả cung cấp cho chúng ta thêm một chi tiết là đến thế kỷ 6 TCN, tức 700 năm sau khi Mai-sen ra lệnh cấm gọi tên thần El, vị tiên tri rất nổi tiếng của Do thái là Ezekiel đã cầu nguyện Thiên Chúa bằng tên El. Lời cầu nguyện như sau:

“Lời của Ngài, ôi Thiên Chúa El, là khôn ngoan. Ngài là đấng khôn ngoan muôn đời”

(Thy word, oh El, is wise

Thou art eternally wise, Ezekiel 28:2-10)

Những điều ghi chép rành rành trong các sách Genesis, Exodus, Kings và Ezekiel (trong bộ Thánh kinh Cựu ước) đã chứng tỏ rằng: Dù trước Mai-sen (từ 2000-1250 TCN) hay sau Mai-sen (từ 1250 TCN đến Ezekiel thuộc thế kỷ 6 TCN) đạo Do thái vẫn giữ nguyên bản chất của đạo thờ bò El với hình tượng bò vàng.

8. New Catholic Encyclopedia (Tân Tự điển Bách khoa Công giáo la mã). Đây là bộ tự điển bách khoa vĩ đại gồm 17 tập, ấn bản mới nhất in năm 1981. Thần bò El được trình bày rõ ràng nơi trang 136 của tập 5 như sau: “El là danh hiệu lâu đời nhất để gọi Thiên Chúa. Sách Sáng Thế ký (sách đầu tiên trong bộ Kinh thánh Cựu ước) 28:10-22, 33:20, 49:25 đã đồng nhất hóa El với Elohin và Yaweh (Jehovah). Ý nghĩa chữ El (theo tiếng Hebrew) cũng đồng nghĩa với chữ Ilu theo ngôn ngữ cổ ở Babylon là Akkadian. Tất cả đều do căn ngữ Semistic “Yl”, có nghĩa là “hùng mạnh”. Trong các đền thờ của người Phoenicians, thần El được tôn thờ như Thiên Chúa Tối cao, Đấng sinh ra các vị thần và là Chúa của thiên đàng” (xem tập 5, trang 136)

9. A Muslim Primer, tác giả Ira Jeff là một học giả Ả rập Hồi giáo, sách này do Thư viện Quốc hội Mỹ xuất bản, in lần thứ hai năm 1992.

Theo tác giả, cả ba tôn giáo Do thái, Ki tô và Hồi đều có chung một ông tổ là Abraham và đều có chung nguồn gốc về tên gọi Thiên Chúa (sách đã dẫn, trang 31-32).

Tác giả đã dùng Từ Nguyên học (Etymology) và Ngôn ngữ học (Linguistics) để chứng minh rằng: Dù cho tên gọi Thiên Chúa của các đạo độc thần bề ngoài khác nhau: Elohim, Jehovah, Allah nhưng tất cả đều bắt nguồn từ thần EL mà ra.

Các âm I trong tiếng Ả rập biến thành âm E trong tiếng Hebrew (Do thái).

Thí dụ: Ismail = Ismael (Hebrew, con của Abraham); Gabril = Gabriel (thiên thần truyền tin); Mikail = Michael (tổng lãnh thiên thần); Il = El (Bò thần).

Trong ngôn ngữ Arabic, người ta không gọi Thiên Chúa IL (tức El) một cách trống không mà thường thêm mạo tự ‘ah’ ở sau danh từ Il. Do đó, tên của Thiên Chúa Il trở thành Illah (Il + article ‘ah’).

Về ngôn ngữ học, các âm I trong tiếng Arabic khi chuyển sang tiếng Anh hoặc Pháp đều đổi thành A. Thí dụ tên của ông tổ các đạo độc thần trong ngôn ngữ Arabic là Ibrahim, khi chuyển sang tiếng Anh hay Pháp đã trở thành Abraham. Do những biến chuyển của ngôn ngữ, thần bò Il của babylon đã thành Thiên Chúa Elohim và Jehovah của đạo Do thái, tức Chúa Cha của đạo Ki tô. Cũng do biến chuyển của ngôn ngữ, thần bò Il thành Illah trong tiếng Arabic và Allah trong ngôn ngữ Tây phương.

Tác giả viết: “Tên gọi Thiên Chúa là Allah có căn ngữ theo từ-nguyên-học bắt nguồn từ Babylon. Chính cái căn ngữ này đã nối kết cả ba tôn giáo Do thái, Ki tô và Hồi. Căn cứ Il của Babylon đã trở thành El / Elohim trong tiếng Hebrew. Những người Ki tô giáo đầu tiên đã gọi Jesus là Emmanu-El có nghĩa là “Thiên Chúa El ở cùng chúng ta”. El trong tiếng Arabic luôn đi theo với mạo tự “ah” trở thành Il-ah và cuối cùng khi chuyển sang Anh ngữ đã trở thành ALLAH!”.

(sách đã dẫn, trang 32)


10. Islam của tiến sĩ Ceasar Farrah, giáo sư môn Hồi giáo học tại Đại học Minnesota. Tác phẩm được tái bản lần thứ 6 trong năm 2000. Tác giả là người Ả rập Hồi giáo. Điều đặc biệt tác giả nhấn mạnh trong tác phẩm của ông là bác bỏ quan niệm sai lầm cho rằng Hồi giáo Ả rập đã vay mượn ý niệm về Thiên Chúa của Do thái giáo và Ki tô giáo (Islam, trang 28).

Tác giả chứng minh ngược lại là chính Do thái giáo và Ki tô giáo đã vay mượn ý niệm về Thiên Chúa do sự biến thể của “Allah” là El (Il) Thiên Chúa của đa thần giáo Ả rập. Tác giả viết: “Il-ah hoặc Allah là Thiên Chúa tối cao của bán đảo Ả rập Đa thần giáo. Đối với những người Babylon thì Ngài là Il và sau đó Ngài được biết đến bởi người Do thái với tên của Ngài là El. Những người ở miền Nam bán đảo Ả rập tôn thờ Ngài dưới danh hiệu Illah và người Bedouins lại gọi ngài là Allah. Quan niệm Thiên Chúa của Do thái giáo và Ki tô giáo đã phát sinh từ sự biến dạng của Allah (Il / El) tức Thiên Chúa của tất cả các đạo Độc thần. (Islam, trang 28)

Muhammad và các tín đồ Hồi giáo chấp nhận danh từ Allah để gọi Thiên Chúa, mặc dầu danh từ này là biến thể của tên gọi Bò Thần El, nhưng người Hồi giáo không bao giờ nghĩ rằng Thiên Chúa đã hiện thân thành một con bò đực. Trái lại, lịch sử và các sách Thánh kinh Cựu ước đã chứng tỏ Do thái đã thờ Thiên Chúa dưới hình tượng một con bò bằng vàng từ thời Abraham (2000 TCN) cho đến thời các vua David, Solomon (thế kỷ 10 TCN) và vua Jeroboam I (thế kỷ 9 TCN). Cũng có thể đạo thờ bò El đã kéo dài đến đời tiên tri Ezekiel vào thế kỷ 6 TCN. Như vậy, đạo thờ bò El đã tồn tại ở Do thái trong một thời gian rất dài, từ 1000 đến 1400 năm!

Đây chính là lý do khiến cho Muhammad đã chê trách dân tộc Do thái trong kinh Koran như sau: “Những tín đồ của các sách Kinh thánh - tức dân Do thái – đòi hỏi anh phải đưa cho họ một cuốn sách mang từ trên trời xuống, nhưng rồi họ đã tôn thờ con bò vàng thay vì thờ Thiên Chúa.” (Kinh Koran 4:153)

Lịch sử Do thái ghi nhận: Trong Vương quốc Judah là một vương quốc bao gồm lãnh thổ Do thái và những vùng khác từ Biển Chết đến Địa Trung hải (931-586 TCN) rất thịnh hành đạo thờ thần Molech. Đây là một biến thể của đạo thờ bò vì tượng thần có thân hình người nhưng đầu của vị thần là đầu bò. Mỗi khi tế lễ thần Molech, nhưng vật hy sinh để dâng lễ luôn luôn là những đứa bé sơ sinh vô tội. Đứa bé được đặt vào hai bàn tay của thần bằng kim loại đã được đun nóng từ bên trong. Đứa bé và cha mẹ nó la thét thảm thiết nhưng tất cả đều bị át đi bởi những tiếng kèn, trống và phèn la khua lên inh ỏi.

Sau khi thịt của đứa bé đã bị nướng chín trên hai bàn tay của thần (thực chất là hai cái chảo bằng kim loại) các tu sĩ và giáo dân chia nhau ăn thịt người giống như các tu sĩ và tín đồ Công giáo ăn bánh thánh ở nhà thờ ngày nay.

Như chúng ta đã biết, bó thần El chính là Thiên Chúa Elohim hoặc Jehovah của đạo Do thái. Jesus luôn luôn gọi Thiên Chúa Jehovah của đạo Do thái là CHA. Jesus dạy các môn đệ đọc kinh cầu nguyện Jehovah bằng kinh “Lạy Cha”.

Trước khi chết trên thập giá, Jesus đã than trách jehovah: “Cha ơi, sao cha bỏ con!”. Chính vì Jesus xác nhận jehovah là Cha nên con bò đực El đã trở thành Đức Chúa Cha của đạo Ki tô (bao gồm Công giáo, Anh giáo, Chính thống giáo và các giáo phái Tin lành). Mặc dầu các đạo thờ Chúa đều là những biến dạng của đạo thờ bò, nhưng Công giáo La mã đã thừa kế nhiều nhất những quan niệm và nghi lễ dã man của đạo này. Vì vậy, Công giáo La mã rất xứng đáng được tuyên xưng là “Đạo Thờ Bò Cải Biến” tiêu biểu trong thời đại hiện nay.

Chúng ta hãy xét một số đặc điểm của đạo thờ bò El đã được tiếp nối bởi đạo Công giáo La mã dưới những hình thức sau đây:


1. Quan niệm Thiên Chúa là giống đực:

Đạo thờ bò El phát sinh từ nên văn hóa du mục của giống người Semites, bao gồm Do thái và các bộ tộc Ả rập. Từ nhiều ngàn năm trước cho đến ngày nay, phần đông giống người Semites sinh sống bằng nghề du mục. Nghề này đòi hỏi con người phải có sức khỏe và lòng can đảm mới đủ sức chống chọi với thời tiết khắc nghiệt ở sa mạc và đủ loại thú dữ để bảo vệ đàn gia súc của mình. Do đó, chỉ có những thanh niên khỏe mạnh và dũng cảm mới có thể đảm nhiệm công việc. Hình ảnh con bò đực (bull) đã được dân du mục chọn lựa làm biểu tượng cho sức mạnh của nam giới. Về sau, mỗi khi nghĩ đến Thiên Chúa, họ cũng hình dung Thiên Chúa là một vị đàn ông, chỉ khác một điều Ngài là một “Đấng đàn ông Toàn năng” (the Male Almighty). Vì vậy, trong các sách Kinh thánh Cựu ước cũng như Tân ước, mỗi khi nói đến Thiên Chúa, các tác giả Thánh kinh đều xử dụng các từ ngữ giống đực (grammatically masculin) như : He, His, Him .... kế thừa tinh thần tôn trọng giống Đực của nền văn hóa du mục Ả rập, con bò El đã biến thành Đức Chúa Cha của đạo Ki tô. Người Ki tô giáo chỉ nói tới Đức Chúa Cha (Father God) chứ không bao giờ nói tới một vị Thiên Chúa nào được gọi là “Đức Chúa Mẹ” .


2. Quan niệm Thiên Chúa dạy dỗ loài người bằng lời nói:

Người du mục Semites, quan niệm thần El thường dạy dỗ loài người bằng cách hiện ra trên núi đá, trong bụi rậm hoặc trong đống lửa và từ đó ngài phán điều này điều nọ để dạy dỗ loài người. Những cuốn sách đầu tiên của bộ Thánh kinh Cựu ước là những sách ghi chép những lởi nói được gán cho là của thần El, tức Thiên Chúa Elohim. Những cuốn sách được viết sau đó đổi tên Thiên Chúa Elohim thành Jehovah; nhưng dù Thiên Chúa mang tên gì chăng nữa thì tất cả những điều được viết trong Thánh kinh cũng đều được coi là “những lời của Chúa” (Words of God). Khi đã tin những điều trong Kinh thánh lời “lời Chúa”, hầu hết các tín đồ đều cúi đầu vâng phục tin theo mà không cần phân biệt phái trái đúng sai. Đó là niềm tin mù quáng không cần lý trí. Trong thực tế, tất cả các sách Cựu ước hoặc Tân ước đều là sản phẩm của con người. Tất cả những điều được viết trong đó đều là “lời của người” (words of man). Chẳng có một lời nào là lời của Chúa thật mà chỉ là những lời người gán cho Chúa mà thôi. Bọn tu sĩ lưu manh đã xử dụng “Lời Chúa” giả tạo để biến nó thành một sức mạnh thần bí nhằm buộc tập thể tín đồ phải thực hiện những ý đồ đen tối của chúng. Mặt khác, bọn tu sĩ lưu manh cho rằng Kinh thánh của chúng là Lời Chúa, lời của Đấng Tối Cao, cho nên Kinh thánh là chân lý tuyệt đối, bất di bất dịch. Ai chống lại Kinh thánh của chúng đều bị chúng gán cho tội “rối đạo”, “dị giáo” (heretics) để có cớ đưa người đó lên dàn hỏa! Trong thời Trung cổ, ít nhất đã có 10 triệu người bị thiêu sống ở Âu châu vì đã dám cãi lại “Lời Chúa” của Công giáo La mã!


3. Quan niệm Thiên Chúa khát máu như ma-cà-rồng (Catholic = Vampiric God)

Trong mỗi xã hội, phương cách thờ cúng luôn luôn phản ảnh những nét đặc thù của nền văn hóa thuộc về xã hội đó. Chẳng hạn, như xã hội Việt Nam ta từ xưa đến nay vốn chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng lúa và hoa màu, khi thờ cúng tổ tiên hoặc Thần, Phật, người Việt thường dâng lên bàn thờ những sản phẩm nông nghiệp như hoa, nhang, trái cây, oản xôi hay các thứ bánh làm bằng lúa gạo.... Trong lịch sử Việt Nam, chúng ta chưa bao giờ nghe nói đến những thói tục dã man giết người để tế thần như đã xảy ra trong nhiều ngàn năm tại các xứ Trung Đông. Điều đó chứng tỏ hùng hồn rằng: Nền văn hóa nông nghiệp lâu đời của dân tộc Việt Nam rất phù hợp với tính hiếu sinh của đạo Phật. Cả hai yếu tố này đã un đúc nên bản chất nhân ái và hiếu hòa của dân tộc Việt Nam. Nói cách khác, tinh thần nhân ái hiếu hòa là dân tộc tính của người Việt chúng ta.

Trái lại, từ nhiều ngàn năm qua, các dân tộc Do thái - Ả rập chủ yếu sinh sống bằng nghề du mục. Họ nuôi đủ loại súc vật với mục đích để ăn thịt, giết sinh vật là công việc hằng ngày của họ. Họ trở thành những gnười quá quen thuộc với sự đổ máu và không còn cảm thấy xót thương trước sự đau đớn cùng cực của các sinh vật bị giết. Thiên Chúa hoặc các vị thần linh của giống người Do thái - Ả rập luôn luôn phản ảnh cái tâm linh hiếu sát của chính họ. Phương cách thờ cúng của người Semites phản ảnh nếp sống văn hóa du mục của họ. Từ nhiều ngàn năm trước Công nguyên cho đến ngày nay, mọi nghi lễ thờ cúng Thiên Chúa luôn luôn phải có máu. Điều đó đủ chứng tỏ đạo Chúa là một thứ văn hóa phi nhân bản. Do ảnh hưởng của nền văn hóa du mục và các giáo điều cuồng tín của đạo Chúa (thực chất là đạo thờ bò cải biến), các tín đồ Công giáo dần dần bị tiêm nhiễm tính hiếu sát, hiếu thắng, xa rời dân tộc và rất dễ dàng phạm tội phản bội tổ quốc. Vì một khi đã đánh mất dân tộc tính, người Công giáo đã mất đi chất keo gắn bó với dân tộc. Bản tính hiếu sát và khát máu của Thiên Chúa Jehovah (tức Đức Chúa Cha của đạo Ki tô) đã được xác định trong nhiều sách của bộ Kinh thánh Cựu ước và Tân ước:

- Levitica 17:11 (Cựu ước) và Hebrew 9:22 (Tân ước) đều ghi: “Sự đổ máu là điều bắt buộc để được tha tội” (Shedding of blood is required to be forgiven of sins).

- Từ thời Abraham, qua thời Moses cho đến nhiều thế kỷ về sau, người Do thái luôn luôn tế lễ Thiên Chúa Jehovah bằng máu sinh vật. Việc giết sinh vật để thờ Chúa là điều bắt bắt buộc trong luật Torah của Moses. Sinh vật bị giết để lấy máu rưới lên bàn thờ, thịt của chúng bị đốt để tạo “mùi hương dịu dàng dâng lên Thiên Chúa” (Sweet scent to God – Exodus 29:18, Leviticus 1:9).

Theo “Tự điển về Kinh thánh” (Bible Dictionary của tập thể 193 tác giả thuộc mọi tôn giáo, nhà Harper Collins xuất bản lần đầu 1946, tái bản 1971, trang 694) : Dân Do thái thờ thần Molech đầu bò trong những năm từ 735 đến 575 TCN. Mỗi khi làm lễ tế thần ở thung lũng Hinnon thuộc ngoại ô Jerusalem họ luôn luôn giết trẻ con rồi xe thịt đem nướng chín để làm món ăn tế thần. Tục lệ tế thần bằng thịt con nít được mô tả trong nhiều sách Kinh thánh Cựu ước như Deut. 12:31, Kings 16:3, Jer. 7:31, Ezek. 16:21 và Chron. 28:8.

Thần El cũng như thần Molech đều là những vị thần có hình tượng đầu bò và đều là những vị thần khát máu. Thiên Chúa Jehovah, tức Chúa Cha của đạo Công giáo, là hậu thân của các ác thần nói trên nên Thiên Chúa Cha cũng giữ nguyên cái bản chất khát máu như vậy.

Người Công giáo thường đọc kinh ca ngợi Jesus là Con của Thiên Chúa (Son of God) và ca ngợi Jesus là đấng lòng lành vô cùng (Merciful God) nhưng thực ra Jehovah chẳng bao giờ coi Jesus là Con mà chỉ coi Jesus như một thứ ‘súc vật’ bị giết để làm một món barbecue mà thôi. Chính người Công giáo đã vô tình thừa nhận điều này trong lời kinh cầu nguyện của họ. Trong các lễ Misa, các tín đồ Công giáo thường đọc câu kinh bề ngoài có vẻ ca tụng Jesus nhưng thực ra là hạ nhục ông ta : “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian...”. Hiển nhiên một điều là Jesus tuyệt đối không có khả năng xóa tội cho bất cứ một ai trên đời này, nhưng câu kinh đó đã xác nhận Jesus chỉ là một thứ ‘súc vật’ để tế thần. Dù là một con chiên thường hay là “Chiên Thiên Chúa” (Lamb of God) thì cũng chỉ là Con của Chúa Cha Jehovah thì Chúa Cha là một thứ ma-cà-rồng hoặc một thứ ác quỉ. Nếu Jehovah không phải là một thứ ác quỉ hay ma-cà-rồng thì tại sao nó lại ăn thịt con trai nó là Jesus?


4. Nghi lễ tại các nhà thờ Công giáo là nghi lễ của những bộ lạc ăn thịt người.

Tôi đã trình bày vấn đề này dưới tiêu đề “Nguồn gốc huyền thoại Ki tô” (Chương Một, phần II trong Công giáo - huyền thoại và tội ác, GĐ xuất bản Hè 2001). Do đó, tôi chỉ xin trình bày lại rất vắn tắt ở đây mà thôi.

Một trong những cuốn sách nghiên cứu dầy công về đạo Công giáo là cuốn Babylon Mystery Religion của Hội nghiên cứu Thánh kinh Raph Woodrow ỏ California. Hội này đã cho xuất bản và phát hành tới 600.000 bản in sách nói trên. Trọn chương 7, từ trang 115 đến 126, tác giả chứng minh nghi lễ của đạo Công giáo hầu như đã bắt chước trọn vẹn những nghi lễ của các đạo thờ bò của xứ Babylon thuở xưa. Một trong những nghi lễ dã man nhất là tế thần bằng các trinh nữ hoặc các bé trai đầu lòng. Các nạn nhân đều bị giết và bị nướng chín (burnt offerings) để dâng lễ tế thần rồi sau đó các tu sĩ và tín đồ chia nhau ăn thịt nạn nhân.

Trong nghi lễ ở nhà thờ Công giáo, các linh mục và giáo dân chia nhau ăn bánh thánh và uống rượu nho mà họ tin rằng đó là thịt thật và máu thật của Jesus. Dù chỉ là ăn thịt uống máu người tưởng tượng một cách ngây ngô ngớ ngẩn như vậy nhưng những hành vi ấy cũng đủ cho ta thấy tâm hồn của những gnười Công giáo là tâm hồn của những kẻ bán khai, vì chỉ những kẻ bán khai mọi rợ mới ham thích ăn thịt uống máu người như vậy mà thôi.

Cái gọi là “Phép Bí-tích Mình Thánh Chúa” là một dấu ấn đậm nét chứng tỏ Công giáo là một thứ đạo thờ thần bò Molech trong thời hiện đại.

Tấp thể giáo dân Công giáo chẳng khác gì một bộ lạc của giống mọi ăn thịt người sống lạc lõng trong xã hội văn minh của loài người chúng ta. Để giúp cho 7% đồng bào của chúng ta thoát khỏi vùng bóng tối tâm linh (spriritual darkness) chúng ta cần phải gia tăng công tác giáo dục. Một trong những điều quan trọng của sự giáo dục là cần phải vạch rõ cho họ thấy rằng: Công giáo không phải là một ôn giáo cao quí đáng hãnh diện, cũng chẳng phải là “Đạo Thánh của Đức Chúa Trời” như họ lầm tưởng, Công giáo chỉ là hậu thân của đạo thờ bò cải biến còn tồn tại trong thời đại hiện nay.

Bất cứ ai không đồng ý với những điều trên đây thì xin cứ việc thẳng thắn lên tiếng phản bác. Từ mấy năm qua đến nay tôi vẫn mong đợi sự lên tiếng của quí vị tu sĩ cao cấp trong Hội đồng Giám mục, các vị tiến sĩ thần học uyên bác và nhất là những vị trí thức Công giáo đã từng nổi tiếng sừng sỏ trong nhiều năm qua, nhưng tôi chỉ được đáp lại bằng sự im lặng khó hiểu. Tôi mong rằng qúi vị hãy cố gắng vận dụng trí não để sớm nhận ra sự thật và dù sự thật làm cho quí vị đau lòng chăng nữa thì quí vị hãy can đảm nhìn nhận nó, bởi vì không có tôn giáo nào có thể cao hơn sự thật.

Charlie Nguyễn



Thực chất đạo Công giáo và các đạo thờ Chúa:

Bảy cuộc chiến tranh chống Hồi Giáo của những đoàn quân Chữ Thập
Cuốn thánh kinh ô nhục của đạo Công Giáo
HỎA GIÁO BA TƯ LÀ TIỀN THÂN CỦA CÁC ĐẠO THỜ CHÚA
JESUS DƯỚI CÁI NHÌN CỦA DO THÁI GIÁO VÀ HỒI GIÁO
Những tước hiệu bịp bợm của Giáo Hoàng
Thiên chúa đang được động viên trong cuộc thánh chiến tại Trung Đông
Thập Giá và lưỡi gươm của đại đế Constantine
Truyền thống Abraham dưới ánh sáng khoa học khảo cổ
Vai trò của chính quyền trong mối tương quan Công giáo - Dân tộc
Việt Nam cần thưc hiện những biện pháp mạnh để đối phó với quốc nạn Công Giáo – Tin Lành.
ĐẠO HỒI LÀ ĐỨC TIN CỦA CHIẾN TRANH VÀ BẠO LỰC
Đạo Thiên Chúa chỉ là đạo thờ bò cải biến
ẢNH HƯỞNG THẦN HỌC DO THÁI VÀ KITÔ GIÁO TRONG NIỀM TIN ĐẠO HỒI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét