Từ thế kỷ 2 (sau công nguyên), ông Sỹ Nhiếp (137-226) đã khai mở kỷ nguyên Tam Giáo (Phật-Khổng-Lão) ở Việt Nam. Song song với Tam Giáo đồng lưu, phần đông người Việt chúng ta theo đạo “Thờ Cúng Ông Bà”. Như vậy, trong suốt hơn 13 thế kỷ, dân tộc Việt Nam đã theo và thực hành 4 đạo (nếu coi tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như một tôn giáo), nhưng chẳng có đạo nào thờ Thần (God) và hầu như cả 4 đạo chỉ là 4 “triết lý sống” hơn là 4 tôn giáo.
Mãi đến đầu thế kỷ 16, khoảng vào năm 1533, lần đầu tiên có một đạo “độc thần” thuộc văn hóa du mục Tây Phương (Do Thái-Ả Rập) là đạo Công Giáo La Mã (Roman Catholicism) đã xâm nhập vào vùng Bùi Chu-Phát Diệm thuộc miền duyên hải Bắc Việt. Vì bản chất của đạo này hoàn toàn trái ngược với bản chất văn hóa “nông nghiệp nhân bản” của dân tộc nên đạo này đã gây nên nhiều “va chạm đột ngột” (shocks) về tâm lý cũng như về sinh hoạt xã hội. Nó đã gây phân hóa dân tộc, biến 7-8% thành phần dân tộc thành những phần tử tách rời và luôn luôn đối kháng với quyền lợi dân tộc. Cuối cùng họ đã đưa dân tộc vào vòng nô lệ ngoại bang và tới nay những hệ lụy tai hại của nó cũng vẫn còn tồn tại.
Từ đầu thế kỷ 20, một loạt các đạo “độc thần” thuộc KiTô giáo là các giáo phái Tin Lành đã xâm phạm nước ta. Họ đã lập được nhiều cơ sở tôn giáo hoạt động tại khắp Trung-Nam-Bắc Việt Nam trong suốt thời Pháp thuộc. Trong cuộc chiến Việt-Mỹ (1964-1975), nhiều giáo phái Tin Lành Mỹ đã lợi dụng ưu thế quân sự và tiền bạc để dụ dỗ mua chuộc những người Thượng nhẹ dạ lập nên những “Hội Thánh Tin Lành” tại miền Cao Nguyên ở Trung và Bắc Việt. Ngày nay, những “Hội Thánh” này đã trở thành những ung nhọt nhức nhối cho dân tộc Việt Nam.
Mặc dầu KiTô giáo (Công giáo và Tin Lành) có mặt tại nước ta đã mấy trăm năm, nhưng nó vẫn là một thứ sản phẩm văn hóa xa lạ đối với tuyệt đại đa số dân tộc Việt Nam. Cho đến nay, vẫn có nhiều người Việt Nam lầm lẫn về các danh xưng tôn giáo này của Tây Phưong. Điều này dễ hiểu vì hai hệ thống tôn giáo của Tây Phương và Đông Phương hoàn toàn khác biệt nhau. Trải qua nhiều thế kỷ, các tôn giáo Tây Phương bị phân hóa thành rất nhiều giáo phái (denominations) khác nhau, với tên gọi khác nhau, làm cho chúng ta nhìn vào cái khối tôn giáo phức tạp này phải rối mắt và rất khó phân biệt.
Điều lầm lẫn lớn nhất và đáng nói nhất là nhiều người Việt đã lầm lẫn gọi KiTô giáo hoặc Công giáo La Mã là “Thiên Chúa Giáo”, vì trong thế giới Tây Phương không hề có danh từ “Thiên Chúa Giáo”. Chúng ta đã biết các tôn giáo thờ Chúa đều đã xuất phát và thịnh hành trong các nền văn hóa Tây phương (bao gồm các nước Âu Mỹ, Do Thái, Ả Rập) Quan niệm về Chúa hay Thần (God) và cách đặt tên hoặc phân loại các tôn giáo của họ hoàn toàn khác biệt với quan niệm của chúng ta. Do đó, muốn xử dụng đúng các danh từ tôn giáo Tây phương, chúng ta phải hiểu rõ cách suy nghĩ và quan niệm của họ về tôn giáo. Đồng thời chúng ta cũng cần phải hiểu người Á Đông, nhất là các tín đồ Phật giáo Việt Nam quan niệm về “tôn giáo” như thế nào.
Trong bài viết “Vô Ngã” đăng trong tạp chí Hoa Sen, số 46, ngày 15-5-2002, giáo sư Trần Trung Ngọc đã giải thích hết sức rõ ràng và dễ hiểu về sự khác biệt trong quan niện về tôn giáo giữa người Tây phương và người Phật tử như sau (trang 70-71):
“ Phật giáo không phải là một tôn giáo theo nghĩa của người Tây phương thường hiểu, nghĩa là một tôn giáo trong đó các tín đồ tin rằng có một vị Thần (hoặc Thiên Chúa/Thượng Đế) có khả năng sáng tạo ra vũ trụ muôn loài, có quyền thưởng phạt con người. Do đó con người sợ hãi và cầu nguyện để xin vị Thần đó ban ân huệ cho mình và nhất là ban cho mình có sự sống đời đời sau khi chết.
Phật giáo quan niệm một tâm cảnh như trên làm mất phẩm giá con người, vì như vậy là con người tự buộc mình vào mớ xiềng xích nô lệ. Nô lệ vật chất hay nô lệ tôn giáo tâm linh cũng đều là nô lệ. Do đó, nếu chúng ta coi Phật giáo là một tôn giáo thì chúng ta cần phải hiểu đó là một tôn giáo nhân bản và nhân chủ. Nhân bản là đặt căn bản trên con người. Nhân chủ là con người tự làm chủ mình, tự mình tu tập để đi đến giải thoát, chứ không trông ngóng ở bất cứ một thứ Thần quyền nào”.
Hoàn toàn tương phản với quan niệm về tôn giáo nói trên của Phật giáo, trong mọi tôn giáo của Tây phương luôn luôn phải có sự hiện diện của một vị Thần (God). Tiếng Hy Lạp gọi Thần (God) là “Theo”. Từ căn ngữ “Theo”, người Tây phương đã sáng tạo các danh từ về tôn giáo của họ.Tỷ dụ :
- Theology : khoa thần học
- Theism : hữu thần
- Atheism : vô thần
- Polytheism : đa thần giáo (đạo thờ nhiều Thần như Đa Thần giáo La Mã hay Hy Lạp)
- Monotheism : độc thần giáo (như các dạo thờ Chúa – God)
- Non-theism : phi thần giáo (như Phật giáo đặt trọng tâm vào con người, chứ không vào một vị thần nào cả)
Danh Từ “Độc Thần Giáo” (Monotheism) được hình thành bởi hai chữ: “Mono” có nghĩa là Một (duy nhất) và “Theism” (Theo=God). Như vậy, Độc Thần giáo có nghĩa là niềm tin tôn giáo vào một vị thần duy nhất (Monotheism is the belief in only one God).
Người Tây phương dùng danh từ Độc Thần giáo (Monotheism) để gọi chung 3 tôn giáo thuộc hệ thống “độc thần” là: Do Thái giáo, Ki Tô giáo và Hồi giáo (the three related monotheist faiths of Judaism, Christianity and Islam). Cả ba tôn giáo này đều thờ chung một Chúa (God) nhưng người ta đã không gọi những tôn giáo này là Thiên Chúa Giáo. Chỉ có một danh từ chung cho các đạo thờ Chúa là “Độc Thần Giáo” mà thôi. Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu về ba tôn giáo độc thần này :
1. Do Thái Giáo (Judaism).
Riêng cái tên “Do Thái giáo” cũng đã đủ nói lên cái ý nghĩa hạn chế của nó: đó là đạo của một dân tộc (a religion limited to one people). Tín đồ Do Thái giáo chính là công dân Do Thái. Hiện nay số tín đồ Do Thái giáo khoảng 12 triệu người (ở Mỹ 5.8 triệu; ở Israel 4.6 triệu, ở các nơi khác trên thế giới 1.6 triệu).
Do Thái là một dân tộc nhỏ bé, nhưng ảnh hưởng văn hóa của nó đối với Tây phương thật là lớn lao: Ít nhất là 1/3 nền văn minh Tây phương mang dấu ấn của các tổ tiên Do Thái: Adam Smith, Noah Webster, Abraham Lincoln, Isaac Newton, Rebecca West, Sara Teasdale, Michaelangelo, và nhiều nữa.
Bản kinh Mười Điều Răn (The Ten Commandments) được toàn thế giới Kitô giáo và Hồi giáo (gồm quá nửa tổng số nhân loại) tuân theo. Chính nó đã tạo nền tảng tinh thần (moral foundation) cho thế giới Tây phương. Những điều răn : “Thou shalt not murder, Thou shalt not commit adultery, Thou shalt not steal, .....” tiếp tục có tác dụng từ 3000 năm trước cho đến nay.
Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn lao nhất của dân tộc Do Thái đến với thế giới chính là đạo Do Thái: từ 5000 năm qua, các dân tộc Babylon, Ai Cập, Syria và các dân tộc khác ở Âu Châu và Địa Trung Hải đều vẫn nghĩ rằng mỗi một năng lực thiên nhiên đều được cai quản bởi một vị thần riêng biệt: bão tố có Thần Bão Tố, sấm sét có Thần Sấm Sét, ... rồi Thần Biển, Thần Mặt Trăng, Thần Mặt Trời, Thần Núi, Thần Sông, v.v.... Nhưng riêng dân tộc Do Thái, suốt 5000 năm qua, chỉ có một quan niệm hết sức rõ rệt là “một Thiên Chúa đơn thuần cho muôn loài” (A single Lord of all being).
Rõ ràng là các nước Trung Đông cổ xưa theo Đa Thần giáo (Polytheism), trong khi Do Thái là nước duy nhất theo Độc Thần. Kinh thánh Cựu Ước Do Thái xác định Thiên Chúa Yahweh là Thiên Chúa duy nhất được tôn thờ bởi dân tộc Do Thái. Vì thế Yahweh là Thiên Chúa (Thần) của Israel (God of Israel). Như vậy, ngay từ ngày đầu có lịch sử Do Thái, những người Do Thái đã tự khẳng định bản thân mình là những người độc thần (monotheists).
Sách Cựu Ước Deuteronomy (6:4) tạo nền tảng “độc thần” cho dân tộc Do Thái: “Dân tộc Do Thái, hãy nghe đây, Chúa của chúng ta, Chúa là Một” (hear, O Israel, the Lord is our God, the Lord is One). Đạo Do Thái trở thành khởi điểm của Độc Thần giáo (The point of departure of Monotheism) hay nói đúng hơn, Do Thái giáo là “Mẹ” của các đạo Độc Thần (the mother of all monotheist religions).
2. Ki Tô Giáo (Christianity).
KiTô giáo là đứa con đầu lòng của Do Thái giáo. KiTô giáo sau vài thế kỷ phát triển, nhất là từ sau thế kỷ 4 do được sự công nhận là “quốc giáo” cho toàn thể đế quốc La Mã của hoàng đế Constantine, KiTô giáo đã trở thành một tôn giáo phổ biến rộng rãi khắp thề giới. Ngày nay, tổng số tín đồ KiTô giáo lên tới 2 tỷ 100 triệu, tức khoảng 1/3 tổng số nhân loại !
KiTô giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới, nhưng đã bị chia thành 3 khối chính (three major divisions):
a. Công giáo La Mã (Catholicism)
b. Chính Thống giáo Đông phương (Eastyern Orthodox)
c. Tin Lành (Protestantism)
Dù bị chia ra nhiều giáo phái nhỏ, tất cả các tín đổ KiTô giáo đều thống nhất ở một điểm là tôn thờ Jesus Christ. Chúng ta có thể phân biệt hai Jesus: một “Jesus của lịch sử” (Jesus of History) và một “Jesus của niềm tin” (the Jesus of Faith)
- Về “Jesus của lịch sử” , chúng ta biết rất ít về Ngài. Thậm chí người ta cho rằng chỉ có 20% các lời nói của Jesus trong các sách Tân Ước là đúng thật của Jesus, 80% còn lại là những lời bịa đặt do người ta gán cho Ngài mà thôi.. Jesus chưa bao giờ bước chân ra khỏi sinh quán xa tới 90 dậm ! Không hề được bước chân tới trường học ngày nào, nên ông ta là một kẻ hoàn toàn mù chữ và thất học.
Tuy nhiên, do những hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử, “Jesus của lịch sử” đã biến thành “Jesus của niềm tin” (The Christ of Faith):
- Trước hết, những người Do Thái mến mộ Jesus ở thủ đô Jerusalem trong đầu thế kỷ 1 đã trở thành những tín dồ KiTô giáo đầu tiên (Jewish Christians). Họ không nghĩ là một tôn giáo mới đã được hình thành mà chỉ nghĩ rằng: Jesus là một tín đồ của đạo Do Thái và chính họ cũng vẫn là những tín đồ Do Thái giáo.
- Từ sau thế kỷ 4, KiTô giáo được công nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã, các tín đồ KiTô giáo gốc La Mã (Roman Christians) đã đem vào KiTô giáo rất nhiều nghi lễ và tập tục của Đa Thần giáo La Mã: nhận ngày sinh của Jesus là 25 tháng 12 dương lịch, đi lễ ngày chủ nhật (sunday). Những ngày này thật ra là những ngày tế thần Mặt Trời của Đa Thần giáo La Mã. Giáo hoàng đầu tiên của KiTô giáo là Miltiades (giám mục thứ 32 ở Rome) được hoàng đế Constantine phong là “Pontifex Maximus”. Đó chính là chức vị của người đứng đầu Đa Thần giáo của đế quốc La Mã.
Có lẽ biến cố quan trọng nhất trong lịch sử KiTô giáo là vào năm 325, hoàng đế Constantine triệu tập công đồng Nicaea với sự tham dự của trên 300 giám mục (gồm hầu hết các giám mục trong toàn đế quốc hồi đó) để bỏ phiếu quyết định về bản chất của Jesus. Kết quả là do quyền lực của hoàng đế, các giám mục đã quyết định chiều theo ý nhà vua là “Christ có cùng bản chất với Chúa Cha” (Christ was of one substance with Father). Như thế là chỉ trong một sớm một chiều, Jesus từ một người thường (a man) bỗng nhiên trở thành “Thiên Chúa xuống thế làm người” (a God-man) Yahweh của Israel trở thành Chúa Cha (God the Father) và Jesus thành Chúa Con (God the Son). Jesus được gọi là “Chúa Hóa Thân” (God Incarnate). Đó là nguồn gốc của “The Incarnation of God” !
Quyết định của công đồng Nicaea do Constantine triệu tập năm 325 thật sự đã lập ra một tôn giáo mới là Ki Tô giáo. Cái cốt lõi của KiTô giáo là: Ta có thể biến một người tầm thường thành Thiên Chúa Toàn Năng để tôn thờ, miễn là điều này được một công đồng như công đồng Nicaea quyết định ! Công đồng Nicaea là sản phẩm quyền lực của Constantine và chính Constantine mới thực sự là cha đẻ của đạo Ki Tô.
Qua nhiều thế kỷ kế tiếp, nhất là sau “thánh Augustine” thuộc thế kỷ 4, nhiều nhà thần học KiTô giáo đã “thêm mắm thêm muối” hoặc “tô son trát phấn” cho Jesus bằng những thần thuyết nhảm nhí để biến ông ta thành “Đấng Tạo Hóa Toàn Năng”. Họ dùng thần thoại Hy Lạp “The Logos” (tiếng Anh dịch là “Word”) có nghĩa là “Lời Nói của Thiên Chúa”. Họ gán cho Jesus là Logos đã cùng với Thiên Chúa sáng tạo ra vũ trụ vạn vật. Sách Tân Ước của John xác định về Jesus: The Word (Jesus) had been with God in the beginning. Through Him all things came to be”.
Cuối cùng, đối với các tín đồ KiTô giáo (Christians), Jesus là Thiên Chúa, là chính đấng tạo hóa toàn năng tạo thành vũ trụ, là Chúa Cứu Thế (Savior) chuộc tội thiên hạ. Tóm lại, Jesus là “Chúa Ki Tô của niềm tin” (The Christ of Faith). Cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, Jesus kết hợp với hai người kia tạo thành Thiên Chúa Ba Ngôi (Holy Trinity). Cả ba người là Một Thiên Chúa. Với lý luận như vậy về “Thiên Chúa của đạo Ki Tô” (The Christian God), KiTô giáo tự xác định tôn giáo của mình là Độc Thần giáo thứ hai sau đạo Do Thái.
Như trên đã nói, KiTô giáo bị phân hóa thành 3 khối tôn giáo riêng biệt và luôn luôn xung đột với nhau, rất nhiều lần trong lịch sử, họ đã đi đến nhiều cuộc xung đột đẫm máu. Chúng ta sẽ lần lượt xét về ba ngành (divisions) này của KiTô giáo :
Công Giáo La Mã (Roman Catholicism):
KiTô giáo là một hiện tượng phức tạp (a complex phenomenon), vì mỗi khi chúng ta đưa ra một vấn đề chung của KiTô giáo không có nghĩa là mọi người KiTô giáo (Christians) sẽ đồng ý với chúng ta. Giáo Hội của Chúa Jesus vẫn được coi là chính thân thể của Ngài (the Church is the Body of Christ) đã bị vỡ thành 3 mảnh lớn. Thế giới KiTô giáo (the Christendom/the Christian World) đã bị phân ra 3 vùng trên 3 khu vực của thế giới :
(1) Công Giáo La Mã thống trị vùng Trung và Nam Âu Châu, Ái Nhĩ Lan, các nước Trung và Nam Mỹ. Mọi tín điều và mọi thứ biệt lệ đều được ban ra từ trung tâm chỉ huy tối cao là Vatican ở Rome.
(2) Chính Thống giáo Đông Phương (Eastern Orthodoxy) chi phối toàn miền đông Âu Châu: Hy Lạp, các dân tộc thuộc giống Slavic (Bạch Nga, Bảo Gia Lợi, Tiệp Khắc, Macedonia, Serbia, Croatia, Ukraine, Slovakia,...) và vùng lãnh thổ Liên Xô cũ.
(3) Các giáo phái Tin Lành thống trị miền Bắc Âu Châu (Na Uy, Thụy Điển), Anh Quốc, Tô Cách Lan, và Bắc Mỹ (Mỹ và Canada).
Năm 380, KiTô giáo được công nhận là một tôn giáo chính thức (the official religion) của toàn đế quốc La Mã. Tất nhiên, vào thời điểm đó, KiTô giáo là một khối tôn giáo thống nhất (a united body). Cái khối thống nhất vĩ đại này chỉ tồn tại đến năm 1054. Nói một cách khác, “cái thân thể của chúa KiTô” (the body of God) do hoàng đế Constantine dựng lên chỉ giữ được cái hình hài của nó nguyên vẹn trong 674 năm mà thôi.
Năm 1054 là cái mốc lớn đánh dấu sự rạn nứt đầu tiên, vĩ đại nhất và đau đớn nhất của KiTô giáo. Sự rạn nứt này đã kéo dài gần 10 thế kỷ qua và không có một dấu hiệu nào về sự hiệp thông cả. Sự phân cách giữ Đông (Chính Thống giáo Đông phương) và Tây (Công giáo La Mã) đã trở thành vĩnh viễn và vô phương cứu chữa.
Cái nguyên do chính yếu đưa đến đổ vỡ giữa hai giáo hội Đông và Tây của KiTô giáo chính là thái độ hống hách láo xược của Vatican đối với giáo hội Đông Phương: Vatican dành toàn quyền giáo huấn các tín đồ (teaching authority) và củng cố quyền hành bằng tín điều do họ tự ý đặt ra là “giáo hoàng không thể sai lầm” (the doctrine of papal infallibility). Vatican tự nhận mình là “hòn đá tảng” duy nhất do Chúa chọn để xây dựng giáo hội: “Trên viên đá này ta xây giáo hội” (On this rock, I build my Church). Điều quan trọng hơn hết là Vatican gom hết mọi quyền năng thiêng liêng cao cả của Chúa thành quyền năng của mình: Nắm giữ các chìa khóa của Thiên Đàng (all the keys of the Kingdom of Heaven). Mọi người được cứu rỗi linh hồn hay không đều do Vatican quyết định: “Bất cứ điều gì con buộc ở dưới đất, điều đó sẽ bị buộc ở trên trời. Bất cứ điều gì con tha ở dưới đất, điều đó sẽ được tha ở trên trời !”
Một thế kỷ sau biến cố rạn nứt giữa hai giáo hội Đông Tây của đạo KiTô, tức là từ đầu thế kỳ 12, giáo hội Công giáo La Mã đưa ra một ý tưởng trung tâm của giáo hội (the central idea to the Church): Giáo hội Công giáo là “đại diện” của Chúa trên trái đất, một cơ quan duy nhất có quyền ban phát mọi phép bí tích (sacraments) cho con người. Giáo hội Công giáo ấn định có 7 phép bí tích. Bảy phép bí tích này chi phối cả cuộc đời của mọi tín đồ Công giáo:
- Khi mới sinh, đứa con nít phải được đưa đến nhà thờ chịu phép rửa tội (Baptism) để xin Chúa tha cho nó cái “tội tổ tông”. Khi nó lớn lên 12-13 tuổi, nó cần được chịu phép thêm sức (Confirmation). Thêm vài tuổi nữa nó sẽ được hướng dẫn để đi xưng tội (confession) và quan trọng hơn cả là phép mình Thánh Chúa (the Holy Eucharist) trong các lễ Misa. Lễ Misa là nghi lễ kỷ niệm bữa tiệc cuối cùng (The Last Supper) của Jesus với các môn đệ, trong đó có bánh và rượu. Trong lễ Misa ngày nay, các linh mục Công giáo có “quyền năng” biến thể bánh thành thịt thật và rượu thành máu thật của Jesus. Tất cả các tín đồ đều nghiêm chỉnh “ăn thịt sống và uống máu tươi của Chúa”. Tất cả các tín đồ đều quên rằng họ đã trở nên những kẻ ăn thịt người (cannibals) man rợ! Đây là “phép bí tích” mọi rợ độc đáo của giáo hội Công giáo La Mã.
Chính Thống Giáo Đông Phương (Eastern Orthodoxy):
Chính Thống giáo Đông Phương tách khỏi giáo hội Công giáo La Mã để lập thành một giáo hội riêng biệt mà họ tin rằng chính họ đã tách ra khỏi “tà đạo Công giáo” để trở về với đạo KiTô chân chính theo truyền thống của Chúa KiTô (the traditional Christianity). Ngày nay, Chính Thống giáo Đông Phương có 250 triệu tín đồ.
Về phương diện nghi lễ, Chính Thống giáo Đông Phương rất gần gũi với Công giáo La Mã: cả hai đều rất tôn sùng đức Bà Maria. Đại biệt là cả hai đều thờ chung một ảnh về Đức Bà, đó là ảnh “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” (tranh vẽ vào thế kỷ 14 của Hy Lạp).
Giáo hội Chính Thống giáo cử hành 7 phép bí tích giống hệt như Công giáo La Mã. Về các tín điều khác, họ cho rằng Công giáo La Mã chỉ có quyền giải thích các điều đã nói trong Thánh kinh mà thôi, và không có quyền “phát minh” ra những tín điều mới. (The Church can interpret doctrines, but cannot initiate them). Do đó, họ không công nhận những tín điều mà Công giáo La Mã đã tự ý phịa ra mà không có căn bản Thánh kinh. Đó là các tín điều “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” (The Immaculate Conception), “Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời” (Assumption of Mary).
Chính Thống giáo phủ nhận sự hiện diện của “Luyện Ngục” (Purgatory), phủ nhận tín điều “Giáo hoàng không thể sai lầm” và các “Ơn Toàn Xá”, “Ơn Đại Xá”, “Ơn Tiểu Xá” mà Vatican dành quyền ban cho các linh hồn bị giam ở Luyện Ngục. Hầu hết các ơn này (indulgences) đều đã được Vatican và các tu sĩ Công giáo bán lấy tiền. Đây là một hình thức lừa bịp giáo dân một cách hết sức bỉ ổi do Vatican phát minh vì trong Kinh Thánh chỉ nói đến Thiên Đàng và Hỏa Ngục mà thôi. Lò Luyện Ngục (Purgatory) là một sự sáng tạo độc quyền của Vatican. Chính Thống giáo mỉa mai gọi nó và các tín điều bịa đặt của Vatican hoàn toàn là những “sáng kiến” (innovations), có nghĩa là hoàn toàn do Vatican tự ý bịa ra, chứ không hề được nói đến trong Thánh Kinh.
Các tu sĩ Chính Thống giáo Đông Phương không nhất thiết phải sống độc thân. Người đứng đầu giáo hội là Thượng phụ tại Constantinople (The Patriarch of Constantinople) cũng có gia đình.
Đạo Tin Lành (Protestantism) và tín dồ (protestants/protesters):
Tôi rất thắc mắc không biết tại sao cái giáo phái KiTô Tây Phương nổi tiếng “chống đối” (to protest) lại được người Việt Nam gọi là “Đạo Tin Lành”. Tôi đã cố gắng rất nhiều để xem trong các tự điển Anh-Pháp văn xem có tôn giáo nào có tên gọi là “Tin Lành” không, nhưng không hề thấy. Quả thật, không hề có một tôn giáo nào được gọi là “The religion of Good News” cả !
Mặc dầu các cuốn kinh thánh Tân Ước của đạo KiTô được gọi là “Sách Tin Mừng”, dịch từ tiếng Hy Lạp “Gospel”, có nghĩa là “Good News”. Đạo Tin Lành lấy “Gospel” làm nền tảng chính yếu cho niềm tin của mình, nhưng không thể vì thế mà có thể tự đặt tên cho niềm tin của mình là “Đạo Tin Lành”, vì Công giáo La Mã cũng như Chính Thống giáo cũng coi trọng Gospel không kém gì “Tin Lành”!
Danh từ “Đạo Tin Lành” có lẽ dã xuất hiện tại Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, khi tôn giáo này mới du nhập vào nước ta. Tôi tin rằng các mục sư Tin Lành Việt Nam đã cố tình dịch sai danh từ “Protestatism” để đem lại cho cái giáo phái KiTô này một cái tên “quá đẹp” trong Việt ngữ của chúng ta.
Tôi thực tình tin rằng cái bản chất của tôn giáo này không phải là “Tin Lành” mà là “Tin Dữ”, “Tin Buồn” cho dân tộc Việt Nam chúng ta. Cụ thể là nó đang gây chia rẽ giữa người Kinh và người Thượng, nó đang xúi dục các lực lượng dân tộc thiểu số ly khai Fulro chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Tổ Quốc Việt Nam.
Tôi tin rằng danh từ “Protestatism” và “Protestant” được định nghĩa trong các tự điển Webster hoặc Bách Khoa tự điển Anh ngữ (Encycloepedia) là chính xác nhất. Cái ý nghĩa chính yếu của danh từ “Protestatism” là căn ngữ “to protest” (chống lại). Ở đây chỉ có nghĩa là chống giáo hội Công giáo La Mã. Tự điển The American Heritage College Dictionary định nghĩa “Protestatism”: The religion and religious belief fostered by the Protestant movement in the Western Church. The faith is the principles of the Protestant Reformation (Protestatism là một tôn giáo hay một niềm tin được phát sinh bởi một phong trào chống đối trong giáo hội KiTô giáo Tây Phương. Đó là một niềm tin được tạo thành trên căn bản những nguyên tắc của cuộc Cải Cách Giáo Hội).
Protestant(tín đồ Tin Lành) được các tự điển Anh ngữ định nghĩa: “Protestant is one who supported the Protestation presented by the German Lutheran states against the revocation of the decree The Diet of Sprayers of the Holy Roman Empire in 1529”. Danh từ “tín đồ Tin Lành” (Protestant) được định nghĩa khá dài dòng và phức tạp. Trong thế kỷ 16, giáo hội Công Giáo La Mã tự xưng là “Đế Quốc La Mã Thánh Thiện” (The Holy Roman Empire), nhưng bị nhiều quốc gia khác bất phục tòng, trong số đó có các quốc gia thuộc bộ lạc Đức theo phái Lutheran. Những quốc gia này (the German Lutheran states) đã nộp thư phản kháng (The Protestation) chống đối giáo hội Công giáo La Mã vào năm 1529. Sau đó, trong toàn thế giới KiTô giáo Tây Phương, bất cứ tín đồ KiTô giáo (Christians) nào tự ý tuyên bố ủng hộ “Thư Phản Kháng” nói trên đều được gọi là “người chống đối” (Protestant) tức là họ đã mặc nhiên trở thành “tín đồ Tinh Lành” !
Tóm lại, theo các định nghĩa của các tự điển lớn hoặc các sách Bách Khoa tự điển Tây Phương, chúng ta thấy danh từ Protestatism không hề có nghĩa là “Tin Lành” mà chỉ có nghĩa là “Phản Kháng” hoặc “Phản Đối” mà thôi. Vì vậy, xin đề nghị đồng bào Việt Nam hủy bỏ danh từ vô lý “đạo Tin Lành” để thay thế bằng danh từ “Thệ Phản Giáo”. Danh từ này đã có thời được nhiều người xử dụng ở Việt Nam. Điều đáng chú ý là danh từ “Thệ Phản giáo” đã nói lên được phần nào cái ý nghĩa chính yếu là “phản kháng” (to protest) trong danh từ Protestatism. Theo tôi, danh từ “Thệ Phản Giáo” là danh từ thích hợp nhất để gọi cái tôn giáo mà chúng ta đã sai lầm gọi là đạo Tin Lành !
3. Độc Thần Giáo thứ Ba: Hồi Giáo (Islam)
Trong tác phẩm best-seller “A History of God”, nơi trang 141, tác giả là bà Karen Amstrong đã viết: “Muhammed không cần phải chứng minh sự hiện hữu của Thiên chúa (Allah) cho bộ lạc Quraysh (bộ lạc tổ tiên của Muhammad) vì họ đã tin và thờ Allah một cách mặc nhiên. Họ tin Allah là Đấng Tạo Hóa đã dựng nên trời đất và mọi sinh vật. Họ tin rằng Allah chính là vị Thiên Chúa đã được tôn thờ từ lâu bởi người Do Thái và KiTô giáo.
Muhammad xác nhận: kinh Koran không dạy điều gì mới mà chỉ nhắc lại những điều đã được biết (the Koran was not teaching anything new, it claims to be a reminder of things known already) p.142. Tuy nhiên, Muhammad và kinh Koran kết án nặng nề KiTô giáo vì tôn giáo này tin Thiên Chúa có ba ngôi, tin Jesus là con của Thiên Chúa (the only son of God) và là Thiên Chúa Hóa Thân (God Incarnate),.... Muhammad coi các tín điều của KiTô giáo này đều có tính “phỉ báng” Thiên Chúa (blasphemy) !
Muhammad và đạo Hồi kịch liệt chống đối sự thờ ảnh tượng của Công giáo La Mã (Idolatry) và gọi đó là tội lớn nhất trong đạo Hồi (the greatest sin of Islam). Người KiTô giáo nhấn mạnh đến sự cứu chuộc của “Thiên Chúa Hóa Thân Thành Người” (God Incarnate) tức Jesus, nhưng kinh Koran khẳng định: Không có một Thiên Chúa nào khác ngoài Allah là đấng Tạo Hóa đả tạo thành trời đất, muôn vật, chỉ có một mình Allah có thể cứu chuộc con người (There is no Diety but Allah, the Creator of heaven and earth, who alone can save man – p.149).
Muhammad là người độc thần đầu tiên nhận ra sự đồng nhất trong việc thờ Thiên Chúa Duy Nhất của ba tôn giáo Do Thái, Ki Tô và Hồi. Do đó, Muhammad đã sáng tạo ra những danh từ để gọi chung cho cả ba “niềm tin độc thần” (the three related monotheist faiths).
1). Trước hết, Muhammad gọi các sách Thánh Kinh của cả ba đạo độc thần (Do Thái, Ki Tô và Hồi) là các “sách mặc khải” (Books of Revelation). Sự “mặc khải” là nét đặc thù quan trọng của cả 3 tôn giáo độc thần. Danh từ “Revelation” do căn ngữ “to reveal” là “tiết lộ”. Mặc Khải là hành động Thiên Chúa tự tiết lộ những bí mật của mình cho một “tiên tri” nào đó. Sau đó, vị tiên tri “tiết lộ” lại với các tín đồ để họ có thể hiểu được “ý Chúa” và các mệnh lệnh của Ngài.
Trong thực tế, chắc chắn một điều là chẳng bao giờ có chuyện Chúa và người nói chuyện mặt đối mặt để Chúa tiết lộ mọi mệnh lệnh và những bí mật của Ngài cho nhân loại biết qua các vị tiên tri. Các điều được gán cho là Chúa đã “mặc khải” cho các tiên tri như Abraham, Moses, Isaiah (Cựu Ước) hoặc các “thánh sử” như Matthew, Luke, John và kể cả việc thiên thần Gabriel được Allah mặc khải rồi “kể lại” cho Muhammad nghe để rồi viết thành kinh Koran. Tất cả chỉ là chuyện bịp! Thật sự, Chúa là đấng vô hình, hoàn toàn im lặng, Chúa chẳng tiết lộ (mặc khải) điều gì cho con người.
Tất cả những điều được các đạo Độc Thần gọi là “sự mặc khải” chỉ là những ý kiến riêng của Abraham, Moses, Matthew, John, Luke và Muhammad. Tất cả các điều được ghi chép trong các sách mặc khải chỉ là “lời của người phàm” và không có một lời nào có thể gọi là “Lời Chúa”!
Lý do đơn giản là Chúa không biết nói và cũng chẳng nói bao giờ, nên từ xưa tới nay không một ai có thể nghe thấy để có thể ghi chép được “lời Chúa”.Tất cả các sách mặc khải (Cựu Ước, Tân Ước, Koran) đều chỉ là những sách bịp bợm ghi chép các lời bịa đặt được gán cho các nhân vật (được gọi là tiên tri) như Abraham, Moses, Gioan Baotixita, Jesus, Muhammad.
2). Muhammad gọi chung các tín đồ của ba đạo độc thần bằng danh từ chung “những người của các sách mặc khải” (The People of the Books – tiếng Ả Rập gọi là “Dhimmis”) hoặc gọi họ bằng một danh từ đơn giản hơn là “những kẻ biết kính sợ Đức Chúa Trời” (God fearers).
Trong Lời Nói Đầu viết cho tác phẩm “Why I am not a Muslim” của Ibn Warraq, giáo sư Joseph Hoffman thuộc đại học Westminster, Oxford, đã viết: “KiTô giáo và Hồi giáo đã nổi bật lên là những phong trào cải cách tôn giáo độc thần. Cả hai đều tự cho là mình tôn thờ “Thiên Chúa Thật” và đồng thời đề cao lòng bác ái , nhất là lòng từ bi khoan dung tha thứ. Nhưng cả hai đều tuyên truyền tư tưởng và mở rộng “Nước Chúa” bằng bạo lực.
Thế giới KiTô giáo thường được gọi là Christemdom (The Christian World) hoặc “Vương Quốc của Chuá Ki Tô” (The Kingdom of Christ), so sánh với “Dar-Al-Islam (The World of Islam – Thế Giới Hồi Giáo) là hai anh em sinh đôi trong 12 thế kỷ qua. (Christianity and Islam arose as monotheistic reform movements. Both proclaimed the true God, the importance of charity, the quality of mercy. Yet both were inclined to propagate their ideals and to enlarge the Kingdom of God by force. The Dar-Al-Islam (The World of Islam) and the Kingdom of Christ, once called Christiandom, were twins for the better part of twelve centuries).
Điều nguy hiểm là Hồi giáo đã không gọi những vùng không theo Hồi giáo là “vùng ngoại đạo” mà lại gọi là “vùng chiến tranh” (tiếng Ả Rạp: Dar-Al-Harb – Realm of War). Đó là vùng đất mà người Hồi giáo sẽ quyết dùng chiến tranh để thanh toán những kẻ không tin (unbelievers) để mở rộng nước Chúa !
Nói chung, các tín đồ độc thần giáo (monotheists) dù thuộc đạo Do Thái, đạo KiTô hay Hồi giáo đều giống nhau ở điểm là đa số cuồng tín, tự cao tự đại về tôn giáo của mình và nhất là luôn luôn tự cho rằng chỉ có tôn giáo của mình là nắm chân lý tuyệt đối mà thôi (absolute truth claim). Do lòng tự tôn mù quáng, những người độc thần đã gọi những người ngoại đạo là “heathen” với ý khinh bỉ.
Các tự điển Webster hoặc The American Heritage định nghĩa “Heathen” như sau: “One who adheres to a religion that doesnot acknowledge the God of Judaism, Christianity or Islam. One who is regarded as irreligious and uncivilized” (Người “ngoại đạo” là những người theo một tôn giáo không công nhận Thiên Chúa của Do Thái giáo, KiTô giáo và Hồi giáo. Người “ngoại đạo” bị coi là vô tôn giáo và kém văn minh!).
Trong lịch sử nhân loại, tính ra có hàng trăm triệu người đã bị chết vì sự cuồng tín của các tín đồ tôn giáo độc thần (KiTô và Hồi giáo). Họ có thể mù quáng tin là “giết” người (ngoại đạo) là không hề vi phạm điều dạy của Chúa “thou shalt not kill”, mà lại là hợp với ý của Chúa và được thưởng “lên Thiên Đàng” ! Cũng vì tinh thần cuồng tín này mà ngay những người cùng đạo “độc thần” cũng hăng hái giết nhau, chỉ vì lời giải thích khác nhau của cuốn thánh kinh hay lời dạy của ông giáo chủ ! Không biết các ông giáo chủ các đạo độc thần này có biết đến hậu quả tai hại cho nhân loại của những lời giảng dạy của mình không ?
Những người cổ Hy Lạp theo Đa Thần giáo (Polytheism). Họ tôn thờ rất nhiều thần. Họ tạc các hình tượng Thần bằng đá hoa cương với thân hình rất đẹp. Họ sẵn sàng tiếp nhận những vị thần của các dân tộc khác mà không cần phải loại trừ một Thần nào ra khỏi đền thờ. Họ gọi đền thờ là “Pantheon”, thường được xây cất theo hình vòng tròn (circular temple). Đền thờ cổ Hy Lạp chẳng những có các tượng Thần mà còn có tượng các vị anh hùng dân tộc, cả nam lẫn nữ. Các vị thần linh cũng như các nhân thần đều được coi là các vị thần của dân tộc (Gods of the people).
Với tinh thần đa tôn giáo, đa văn hóa, chấp nhận mọi tư tưởng và niềm tin dị biệt, những người Hy Lạp “đa thần” rất cởi mở và sống hòa hợp với mọi người. Họ đã tạo nên một nền văn minh sáng chói từ thế kỷ 16 trước Công Nguyên (Điển hình là họ đã chế được dụng cụ và vũ khí bằng đồng, đã chiến thắng vẻ vang trong chuyện “Con Ngựa thành Troy” tk 16 TCN).
Có lẽ từ thế kỷ 2 TCN, người La Mã đã đón nhận nền văn minh Hy Lạp và tiếp nhận Đa Thần giáo. Hiện nay tại Rome còn tồn tại một đền thờ Pantheon do người La Mã xây năm 27 TCN. Trong đền có rất nhiều tượng các vị thần. Hầu hết là các vị thần Hy Lạp, nhưng được đổi tên thành thần La Mã: thần Zeus của Hy Lạp thành thần Jupiter trong đa thần giáo La Mã.
Một điều đáng chú ý là các đạo độc thần (Do Thái, Ki Tô và Hồi) đều thờ Thiên Chúa thuộc nam giới. Đức Chúa Trời là một thứ “Đàn Ông Toàn Năng”. Trong các đạo độc thần, tuyệt đối không có đấng tối cao là phụ nữ. Trái lại trong Đa Thần giáo có rất nhiều “Chúa Mẹ” (Mother Goddess) như: Turm, Hera, Juno, Mercury,...
Đa Thần giáo tôn thờ các vị anh hùng với bản chất con người nên có thể nói là Đa Thần giáo là một loại tôn giáo vô hại cho nhân loại. Trái lại, các đạo độc thần đều có sẵn trong bản chất của nó rất nhiều tiềm năng gây đại họa chống lại sự sống còn của nhân loại và phá hoại nền hòa bình thế giới (Tôi sẽ viết một bài riêng về vấn đề này).
Con số tín đồ của các đạo độc thần càng lớn bao nhiêu thì tiềm năng gây tội ác chống nhân loại của nó càng khủng khiếp bấy nhiêu.
Để dễ hình dung con số tín đồ các đạo độc thần trên thế giới hiện nay, tôi xin ghi lại những số liệu rút ra từ The World Almanac 2004 :
1. Do Thái giáo: 14,500,000
2. Ki Tô Giáo : 2,039,000,000
a) Công Giáo La Mã : 1,076,000,000
b) Chính Thống Giáo: 250,000,000
c) Anh Giáo: 81,663,000
d) Tin Lành : 350,000,000
e) Các giáo phái độc lập: 81,000,000
3. Hồi Giáo : 1,226,000,000
Nhìn vào hai đạo độc thần lớn nhất thế giới là Ki Tô giáo và Hồi giáo, ta thấy tổng số tín đồ của hai đạo này là 3 tỷ 165 triệu (chiếm ½ tổng số nhân loại). Nếu không có sự giáo dục qui mô trên toàn thế giới để giúp cho khối lượng trên 3 tỷ tín đồ đó bớt cuồng tín và nếu không có sự vận dụng các phương tiện truyền thông để thông tin cho toàn thế giới biết để đề cao cảnh giác trước các âm mưu khủng bố và phá hoại của các tôn giáo độc thần cực đoan thì số phận sinh tồn của nhân loại thật là mỏng manh.
Xin mọi người chẳng nên lo lắng về cái chết của các Thiên Chúa hoặc các Thần (God) mà hãy lo cho cái chết của loài người chúng ta do những cuộc chiến tranh “tôn giáo” được gây ra bởi những kẻ cuồng tín cực đoan , lúc nào cũng tự cho mình là kẻ duy nhất nắm độc quyền chân lý tuyệt đối, bất cứ ai nghĩ khác họ đều phải bị tiêu diệt !
Độc thần giáo:
Độc thần giáo
Trở lại vấn đề Alexandre de Rhôdes và chữ quốc ngữ
Con đường cụt của Vatican trên lộ trình xâm lăng văn hóa Á Châu
Các hoạt động chính trị của "đạo quân thứ 5"
Hồ sơ tội ác của Hội thừa sai Paris và Giáo hội Công giáo Việt Nam
IN GOD WE TRUST
MÀN KỊCH “PHÉP LẠ LỘ ĐỨC”
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HUYỀN THOẠI GIÁNG SINH
Vài nhận xét về “Thư góp ý pháp lệnh tôn giáo” của ông Phan Đình Diệm
Quan niệm “Ông Trời” của người Việt
Thái độ khinh miệt chà đạp phụ nữ của các đạo Độc Thần
Để đối phó với quốc nạn Công giáo - Tin lành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét