21/9/11

Các hoạt động chính trị của "đạo quân thứ 5"

I. Hoạt động chính trị quân sự của Công Giáo miền Nam Việt Nam.

(a) Tiểu sử đại tá Jean LeRoy : Ông là nhân vật chủ yếu trong các hoạt động của Công Giáo miền Nam trong giai đoạn lịch sử 1947-54. LeRoy sinh năm 1920 tại xã Bình Đại, tỉnh Bến Tre, gia nhập trường sĩ quan Tông (Sơn Tây) và ra trường với cấp chuẩn úy năm 1940. Năm 1943, y được cử làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn lính Raddhé ở Thủ Đầu Một. Cuối năm 1945, LeRoy cùng với quân đội Pháp tái chiếm Saigon; kế đến y thành lập những đơn vị partisans (biệt động quân) đánh chiếm Mỹ Tho, Cái Răng, Bình Thủy, Cái Vồn, Phụng Hiệp và nhiều quận lỵ Nam Kỳ. Năm 1950, chính phủ Nguyễn Văn Thinh cử y làm tỉnh trưởng Bến Tre

(b) Lực lượng võ trang UMDC (Các đơn vị lưu động bảo vệ tín đồ KiTô Giáo) : Vào tháng 7-1947, Tư Lệnh Quân Đội Pháp tại Đông Dương là tướng De Latour cho phép Jean LeRoy thành lập 3 Chiến Đoàn Lưu Động Công Giáo để bảo vệ Bến Tre. Lực lượng võ trang này mang tên “Unités Mobiles de Défense des Chrétiens”, viết tắt là UMDC, do LeRoy làm Thanh Tra với cấp bậc đại úy. Năm 1948, lực lượng võ trang này đổi thành “Tiểu Đoàn Phụ Lực Quân” (Forces Suppletifs) thuộc quân đội viễn chinh Pháp do LeRoy chỉ huy với cấp bậc Trung Tá. Năm 1950, Leroy được thăng cấp Đại Tá.

Điều khôi hài là đạo quân của LeRoy được tổ chức giống như một doàn “Thập Tự Quân” (the Crusade): Phù hiệu và quân kỳ của UMDC là hình Thập Giá mầu xanh lơ (blue) trên nền cờ vàng có thêu 4 chữ La Tinh “PRO DEO ET PATRIA” (Vì Chúa và Tổ Quốc). Khẩu hiệu “Vì Chúa” có thể chấp nhận được vì mục tiêu của đạo quân này là “bảo vệ Đạo”; nhưng khẩu hiệu “vì Tổ Quốc” thì cần phải đặt vấn đề: LeRoy là một sĩ quan Pháp, UMDC lúc này đã trở thành một lực lượng phụ lực của quân đội viễn chinh Pháp. Như vậy, khẩu hiệu “Vì Tổ Quốc” phải được hiểu là “Tổ Quốc Pháp” chứ không phải là “Tổ Quốc Việt Nam”.

Trong mấy năm kế tiếp, UMDC được tổ chức thành 88 đơn vị, mỗi đơn vỉ có 71 người (60 binh sĩ, 1 sĩ quan, 1 thượng sĩ, 3 trung sĩ và 6 hạ sĩ). Tổng số quân gồm có khoảng 6,200 người. Đoàn quân này mở các cuộc hành quân từ Saigon - Chợ Lớn đến Biên Hòa, Long An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Long Xuyên, Sóc Trang, Bạc Liêu, Trà Vinh, ....

(c) Đảng “Dân Chủ Thiên Chúa Giáo Việt Nam” : Sau khi Vatican lên tiếng kết án chủ nghĩa Cộng Sản, tòa ổng Giám Mục Saigon tích cực ủng hộ LeRoy và một số nhân sĩ Công Giáo như Jean Baptist Đôn và Huỳnh Công Hậu đứng ra lập “Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo”. Mục tiêu của đảng này là bảo vệ Đạo, ủng hộ Bảo Đại nắm chính quyền và thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, ủng hộ giải pháp Việt Nam gồm có 3 kỳ phân lập và Nam Kỳ tự trị. Năm 1952, lực lượng UMDC bị sát nhập vào Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Từ 1954, LeRoy định cư tại Pháp và không bao giờ trở lại Việt Nam nữa.


II. Hoạt động chính trị quân sự của Công Giáo miền Bắc Việt Nam.

1. Phong Trào Quốc Gia Tự Vệ : Phát Diệm là tên của một làng Công Giáo thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Bùi Chu là tên một xã Công Giáo thuộc huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Từ 1945, Phát Diệm thành trụ sở Tòa Giám Mục Phát Diệm dưới quyền cai quản của giám mục Lê Hữu Từ. Từ 1950, Bùi Chu thành Tòa Giám Mục địa phận Bùi Chu dưới quyền của giám mục Phạm Ngọc Chi.

Sau khi Nhật đảo chánh năm 1945, linh mục Hoàng Quỳnh, lúc đó là Tổng Tuyên Úy đoàn thanh niên Công Giáo Phát Diệm, đã lập chiến khu tại Chi Nê và võ trang Đoàn Thanh Niên Công Giáo thành Lực Lượng Tự Vệ.

Đêm 20-8-1945, Hoàng Quỳnh mang quân từ chiến khu Chi Nê về cướp chính quyền tại huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Nho Quan và Thường Tín.

Năm 1949, quân Pháp chiếm Bùi Chu và Phát Diệm, Lực Lượng Tự Vệ Công Giáo đổi tên thành “Phong Trào Quốc Gia Tự Vệ” liên lạc trực tiếp với quốc trưởng Bảo Đại.

2. Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam : được thành lập do nghị định của Bộ Trưởng Nội Vụ Huỳnh Thúc Kháng, thuộc Chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến cho phép. Liên Đoàn Công Giáo có mục đích tập họp tất cả các hội đoàn Công giáo thành một khối chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của giáo hội, gây tình thân thiện giữa đồng bào Lương-Giáo, v.v... Đây là một tổ chức hữu danh vô thực.

3. Khu an toàn của những người “quốc gia” : Giám mục Lê Hữu Từ được chủ tịch Hồ Chí Minh cho giữ chức “Cố Vấn Tối Cao” trong Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến. Lợi dụng chức vụ này, giám mục Lê Hữu Từ đã tránh cho Phát Diêm không bị “tiêu thổ kháng chiến” và tản cư. Ngoài ra, vào tháng 9-1947, chính phủ Hồ Chí Minh đã cử một phái đoàn về Phát Diệm để trao cho “cố vấn tối cao” Lê Hữu Từ một văn thư trong có đoạn như sau : “ ... Tôi muốn san sẻ một phần trách nhiệm bằng cách nhường hẳn quyền cai trị toàn quận Kim Sơn gồm 40 xã ấp (trong đó có 32 giáo xứ) với khoảng 150,000 dân. Các cơ quan hành chánh và quân sự của chính quyền sẽ rút đi hết để Cố Vấn toàn quyền tổ chức....”.

Từ đó xuất hiện “Khu An Toàn Phát Diệm”. Các cán bộ chính quyền phải rút ra hết và không được phép xâm nhập trở lại. Phát Diệm trở thành “Đất Thánh” an toàn cho 60,000 người tỵ nạn từ các nơi đổ về, hầu hất đều là những thành phần đảng phái chồng Cộng, các người hoạt động chính trị bị Việt Minh truy nã, trong số đó có vợ chồng Trần Văn Chương, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Diệm.

4, Lực Lượng Tự Vệ Công Giáo Bùi Chu – Phát Diệm trở thành phụ lực quân cho quân đội Pháp : Bùi Chu – Phát Diệm là khu tự trị trực thuộc quốc trưởng Bảo Đại. Sĩ quan Pháp không có quyền ra lệnh cho quân nhân Việt Nam. Tuy nhiên, giữa quân đội Pháp và lực lượng Tự Vệ Công Giáo có một qui ước về hệ thống đóng quân theo hình Tam Giác: một đồn binh Pháp đóng ở giữa, thì có 3 đồn Tự Vệ Công Giáo đóng ở 3 góc, với đường kính 10 km.

Quân đội Pháp có nhiệm vụ bao bọc che chở cho các đồn Tự Vệ Công Giáo bằng các loại vũ khí nặng. Trước khi hành quân, quân đội Pháp phải mở những cuộc tảo thanh mở đường.


III. Hoạt động chiến tranh tâm lý hiểm độc của các giám mục Việt-Pháp họp tại Hà Nội ngày 9-11-1951

Từ năm 1948, thực dân Pháp bị quân kháng chiến Việt Nam đánh trả rất ác liệt trên khắp các mặt trận khiến cho chúng lâm vào tình trạng lúng túng và lo sợ. Các giáo dân hoang mang chỉ sợ Pháp thua bỏ chạy thì họ sẽ bị bỏ lại và lâm vào tình trạng nguy hiểm vì sẽ bị “Việt Minh trả thù” !>

Vào cuối năm 1951, tình trạng Công Giáo Việt Nam thật bi đát vì “sự hỗn loạn xao xuyến đang đè nặng trên tâm hồn giáo dân” nên các giám mục (9 Pháp, 5 Việt) thuộc các hội Truyền Giáo tại Việt Nam, đã họp tại Hà Nội để soạn thảo và công bố Thư Chung của các Giám Mục họp tại Hà Nội ngày 9-11-1951 (bản chánh bằng tiếng Pháp).

Phân tích bức thư chung này, chúng ta sẽ thấy các giám mục đã đưa ra những đón tâm lý chiến rất thâm hiểm. Họ thừa biết cuộc tái chiếm thuộc địa của thực dân Pháp là không có chính nghĩa, nên sẽ bị mọi người Việt Nam yêu nước, dù là Cộng Sản hay không Cộng Sản, chống trả mãnh liệt. Do đó, họ khôn khéo lái “tình yêu Tổ Quốc” theo một hướng khác. Các giám mục lý luận: “Ý niệm Ki Tô Giáo về Tổ Quốc không loại trừ những quốc gia khác mà chúng ta cũng phải yêu mến bởi vì tất cả chúng ta đều là con của cùng một Chúa. (La notion chrétienne de Patrie n’exclut pas les autres nations que nous devons aimer aussi par ce que nous sommes tous fils du même Dieu). Điều này có nghĩa rằng: “các giáo dân Việt Nam cũng phải yêu nước Pháp và người Pháp vì họ và ta đều là con một Chúa !”

Đa số các giáo dân quê mùa đã nghe theo những lời nói trên của các giám mục, vì là “những anh em con cùng một Chúa” (fils du même Dieu) . Mỗi khi bọn lính Pháp bị tử trận, các xác chết được họ coi bọn giặc Pháp đồng đạo đưa vào nhà thờ để cho cha xứ “làm phép xác” và làm lễ cầu hồn cho chúng. Mấy bà già thấy bọn lính Pháp chết đã tỏ ra thương xót, có người còn lấy tràng hạt của họ đeo vào cổ xác lính tây.

Trái lại, sau mỗi lần hành quân tại mấy làng lân cận, bọn lính tự vệ Công giáo bắt những người lương mà chúng nghi là “Việt Minh”. Bọn chúng trói những ngưòi đó và giải lên đồn Tây. Khi tiếp nhận những người này, bọn lính Pháp có thói quen dùng báng súng đập thằng vào ngực vào mặt các nạn nhân khiến cho họ vung máu tung tóe. Bọn lính tự vệ Công giáo không hề cảm thấy thương xót đồng bào mình, trái lại dù cho chúng bắn giết họ chăng nữa, chúng cũng không hề hối hận, vì chúng đã nghe theo bọn giám mục coi những người kháng chiến là “Cộng Sản vô thần”, là “con cái ma qủi” hoặc “kẻ thù của Thiên Chúa” (des enemis de Dieu). Giết “Cộng Sản Vô Thần”, cũng như giết “con cái ma qủi” hoặc “kẻ thù của Thiên Chúa” chẳng khác nào giết một con rắn độc, chẳng những không có tội mà còn có công trước mặt Chúa và giáo hội nữa ! Do đó, bọn vệ sĩ Công giáo tha hồ giết người và gây tội ác mà không phải ăn năn hối hận gì cả !

Bọn giám mục không có một lý luận chính đáng nào để có thể biện minh cho sự có mặt của những đoàn quân viễn chinh Pháp tại Việt Nam. Bọn Pháp trở lại Việt Nam chỉ có một mục tiêu duy nhất là tái chiếm thuộc địa Đông Dương mà chúng đã bị mất sau 1945. Trong thư chung ngày 9-11-51, các giám mục không hề đả động tới vấn đề xung đột Pháp-Việt mà chỉ đề cập đến vấn đề xung đột giữa giáo hội Công giáo và Cộng Sản: giáo hoàng Pio XII đã tuyên bố: Không một ai có thể cùng một lúc vừa là Công giáo vừa là Cộng sản. Người Công giáo gia nhập đảng Cộng Sản là phản bội giáo hội. Các giáo dân đều bị cấm không được theo Cộng Sản, và không được làm bất cứ điều gì có thể giúp Cộng sản lên nắm chính quyền...

Bọn giám mục nói quá nhiều về Cộng Sản làm cho giáo dân Việt Nam quên mất hành động quân Pháp trở lại xâm lăng Việt Nam và do đó họ quên mất nghĩa vụ của người công dân là kháng chiến chống Pháp để cứu nước !

Cuối cùng, các giám mục hô hào giáo dân hãy “kháng chiến” , nhưng không phải là kháng chiến chống Pháp mà là “kháng chiến chống Cộng Sản” và “trung thành với Chúa” (Alors résistez, très cher frères, soyez fidèles à notre Dieu).

Thư chung của các giám mục viết tại Hà Nội ngày 9-11-1951 (nguyên văn bằng tiếng Pháp) được tất cả các linh mục thuộc các giáo xứ trên toàn quốc Việt Nam đọc tại nhà thờ và được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các bài giảng để phổ biến đến toàn thể giáo dân Việt Nam. Đây chỉ là một trong nhiều bằng chứng cụ thể vể hoạt động chiến tranh tâm lý của hàng ngũ giám mục Việt cũng như Pháp.

Cũng xin nói ở đây là “Hội Đồng Giám Mục Việt Nam” (HĐGMVN) hiện nay đã được thành lập do sắc chỉ ngày 24-11-1960 của giáo hoàng Gioan XXIII. Thư chung ngày 9-11-1951 nói trên đây không phải là sản phẩm của HĐGMVN mà là của 14 giám mục (9 Pháp, 5 Việt) thuộc các Hội Truyền Giáo tại Việt Nam. (Les ordinaires des Missions du Vietnam).

Mặc dù danh xưng có khác, nhưng bản chất đầu óc nô lệ và truyền thống bán nước của bọn giám mục trẻ hiện nay so với bọn giám mục già xưa kia (Nguyễn Bá Tòng, Ngô Đình Thục, Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, Hoàng Văn Đoàn, Trịnh Như Khuê) chắc chắn chẳng có gì khác nhau. Muốn vô hiệu hóa sự tác hại của đạo quân thứ năm Công giáo, tôi thiết nghĩ việc tiên quyết là phải giải tán HĐGMVN. HĐGMVN là cơ quan chỉ huy tối cao của giáo hội Công giáo Việt Nam (chiếm 7 – 8% dân số) . Chính quyền cần phải chú ý theo dõi nội dung các Thư Luân Lưu hoặc Thông Cáo của HĐGM, bởi vì các thư này thường có tác dụng rất lớn về tâm lý đối với toàn khối 7 triệu giáo dân, và do đó sẽ có tác dụng đối với vận mệnh của Tổ Quốc.



Độc thần giáo:

Độc thần giáo
Trở lại vấn đề Alexandre de Rhôdes và chữ quốc ngữ
Con đường cụt của Vatican trên lộ trình xâm lăng văn hóa Á Châu
Các hoạt động chính trị của "đạo quân thứ 5"
Hồ sơ tội ác của Hội thừa sai Paris và Giáo hội Công giáo Việt Nam
IN GOD WE TRUST
MÀN KỊCH “PHÉP LẠ LỘ ĐỨC”
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HUYỀN THOẠI GIÁNG SINH
Vài nhận xét về “Thư góp ý pháp lệnh tôn giáo” của ông Phan Đình Diệm
Quan niệm “Ông Trời” của người Việt
Thái độ khinh miệt chà đạp phụ nữ của các đạo Độc Thần
Để đối phó với quốc nạn Công giáo - Tin lành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét