14/9/11

THIÊN CHÚA JEHOVAH CỦA ĐẠO DO THÁI MAI-SEN

Kinh thánh Do Thái Genesis (18:23)* kể rằng: Sau khi Abraham và Isaac chết, nước Israel dưới sự cai quản của Jacob bị lâm vào nạn hạn hán mất mùa khiến nhiều người chết đói. Jacob dẫn dân Israel di cư đến vùng đồng bằng phì nhiêu Goshen, phía Bắc Ai Cập giáp Địa Trung Hải. Họ định cư tại đây và toàn dân đoàn kết nhất trí theo một tôn giáo thờ Thiên Chúa Elohim (Bull). Cuộc sống của họ diễn ra trong hòa bình và thịnh vượng, kéo dài được hơn 300 năm. Vào năm 1580 trước Công Nguyên, đất nước của họ bị Ai Cập xâm chiếm và đô hộ.

Hơn hai thế kỷ sau, vào đầu thế kỷ 13 trước Công Nguyên, vua Ramses của Ai Cập (1304-1237 TCN) với tham vọng xây dựng Kim Tự Tháp và nhiều đền đài dinh thự đã ra lệnh bắt toàn dân Israel làm nô lệ. Dân tộc Israel bỗng nhiên trở thành một tập đoàn lao công khổ sai dưới những lằn roi và gươm giáo của lính Ai Cập. Vào khoảng năm 1250 TCN, Moses (Thánh Mai-sen) xuất hiện như một vị anh hùng dân tộc Do Thái. Moses củng cố sức mạnh dân tộc bằng cách hô hào toàn dân Do Thái đoàn kết trong niềm tin vào một Thiên Chúa Duy Nhất (Unity God). Toàn dân Do Thái chỉ có một tôn giáo gọi là "đạo của người Do Thái" (Israelite religion) dựa trên căn bản một Giao Ước Tưởng Tượng (Convenant/Testament) giữa Thiên Chúa và Dân tộc.

Theo giao ước này thì dân tộc Do Thái chỉ tôn thờ một Thiên Chúa, ngược lại Thiên Chúa sẽ chọn Do Thái làm dân riêng của Ngài (Chosen People). Giao ước giữa Thiên Chúa và dân tộc Do Thái được tóm tắt như sau: Thiên Chúa ban ơn hoặc trừng phạt dân tộc Do Thái tùy theo sự trung thành của họ đối với Thiên Chúa (God bless or punish them according to their faithfulness to Him). Quan niệm về sự giao ước giữa Thiên Chúa và con người là một nét đặc thù của đạo Thiên Chúa. Sau này, đạo Kitô đưa ra một giao ước bịa đặt mới: Jesus là con một của Thiên Chúa xuống thế làm người và chịu chết để chuộc tội thiên hạ. Ai tin Ngài sẽ được cứu rỗi, ai không tin điều này sẽ bị sa hỏa ngục đời đời. Người Kitô Giáo gọi giao ước này là Tân Ước (New Covenant, New Testament) và gọi giao ước của đạo Do Thái là Cựu Ước (Old Testament).

Trước khi Moses xuất hiện, tư tưởng về một Thiên Chúa Duy Nhất (The Only God) chỉ có ý nghĩa tiềm ẩn (implicit) mà thôi. Từ thời Abraham đến thời Moses (2000-1250 TCN), người Do Thái thờ Thiên Chúa Elohim vì họ tin Ngài tuy không là vị thần duy nhất nhưng là "vị-thần-cao-nhất" trong tất cả các thần.

Moses (mai-sen) đưa ra ý niệm: Dân tộc Do Thái với Thiên Chúa có một sự giao ước thiêng liêng và cực kỳ nghiêm ngặt được ràng buộc bằng máu. Tới đời Mai-sen, tư tưởng Độc Thần Giáo (monotheism) vẫn chưa thực sự thành hình. Phải đợi nhiều thế kỷ sau, nhiều thần học gia Do Thái (thường được gọi là các tiên tri) đưa ra những ý niệm về Thiên Chúa Duy Nhất một cách rõ ràng hơn, lúc đó Độc Thần Giáo, hoặc Nhất Thần Giáo (Monotheism) tức Thiên Chúa Giáo mới thực sự ra đời.

Điều quan trọng nhất là Moses đã biến đạo Do Thái của các tổ phụ thành một "Tôn giáo của Luật". Căn bản Thánh Kinh của đạo Moses là "Torah" có nghĩa là Luật (law) được tóm tắt trong kinh Mười Điều Răn (The Ten Commandments). Hai điều đầu tiên quan trọng nhất:

1. Tôn thờ một Thiên Chúa trên hết mọi sự và kính mến Ngài hơn bất cứ ai.
2. Không được kêu tên Ngài (Elohim) và không được thờ ảnh tượng của Ngài (tượng con bò đực bằng vàng hoặc mạ vàng). Thay vì gọi tên Ngài là Elohim thì gọi Ngài bằng "Jehovah", tiếng Do Thái có nghĩa là "Thiên Chúa của các tổ phụ" (God of Fathers). Jehovah không phải là tên mới của Thiên Chúa mà chỉ là một cách "nói về Ngài mà không phải kêu tên của Ngài" (tên húy). Trong khi cầu nguyện, người Do Thái thường cũng không gọi Ngài là Jehovah mà dùng tiếng Adonai, có nghĩa là Chúa (Lord).

Kinh Mười Điều Răn được triển khai trong kinh Torah và nhiều kinh khác biến thành những bộ luật lên tới 500 - 600 điều khoản. Có những điều khoản rất chi tiết chi phối đời sống người Do Thái. Chẳng hạn:

- Không ai được đến Đền Thờ Cầu Chúa mà đi tay không (None may visit me empty-handed)
- Khi dâng cúng hiện vật phải chọn hoa trái đầu mùa, thú vật đầu lòng (cừu, dê đầu lòng).
- Khi tế lễ phải lấy máu súc vật (vật hy sinh) rưới lên bàn thờ và phải đọc sách kinh thánh cho mọi người cùng nghe).

Moses đã đưa ra một khuôn mẫu của nghi lễ tôn thờ Thiên Chúa mà sau này đạo Kitô, nhất là Công Giáo La Mã, đã bắt chước gần giống hệt. Moses thiết lập bàn thờ, thường ở chân núi, giết súc vật tại chỗ lấy máu rưới lên bàn thờ và lên mọi người. Ông đọc một đoạn Kinh Thánh cho mọi người nghe rồi nói: Đó là lời Chúa đã ra lệnh, chúng ta phải vâng lời (All that the Lord has directed, we will obidiently do). Sau đó, Moses nói tiếp: Đó là máu của sự giao ước mà Thiên Chúa đã đặt ra trên căn bản của những luật lệ (Behold the Blood of the Covenant which the Lord has made with you on the basis of all these regulations). Hành động rưới máu lên bàn thờ và lên mọi tín đồ ngụ ý hai thứ máu đó là Một, không thể tách rời. Luật của Chúa là sự ràng buộc giữa mọi tín đồ đối với Thiên Chúa được thiết lập bằng sinh mạng. Đạo Công Giáo La Mã không giết súc vật để tế vì chính Chúa Jesus đã là một của lễ hy sinh cao quí nhất. Chúa Jesus là con của Thiên Chúa đã chịu chết để chuộc tội thiên hạ* nên Chúa Jesus được vinh danh là Con Chiên Thiên chúa (The Lamb of God). Bánh lễ ở nhà thờ được thay thế cho thịt, và rượu nho thay thế cho máu của Chúa Jesus. Khi truyền phép Mình Thánh và Máu Thánh Chúa trong buổi lễ, các linh mục cũng đọc : "Đây là giao ước mới..."

Truyền thuyết về cuộc đời của Moses được thuật lại trong sách Exodus (Ê-dịp-tô ký) và Numbers (Dân số ký) được viết vào các thế kỷ từ 8 đến 6 TCN (tức sau khi Moses chết từ 4 đến 6 trăm năm) như sau:*

Khoảng thế kỷ 13 trước Công nguyên, số dân Do Thái nô lệ ở Ai Cập tăng lên rất đông, Vua Pharaoh của Ai Cập sợ dân Do Thái sẽ nỗi loạn nếu lỡ xảy ra chiến tranh giữa Ai Cập với các nước khác. Để tránh dân Do Thái kết hợp với kẻ thù chống lại Ai Cập, Pharaoh ra lệnh giết hết các bé trai Do Thái mới sinh bằng cách ném xuống sông Nil. Lúc đó Moses được 1 tháng tuổi. Cha mẹ của Moses không thể giấu con được nên đã đặt Moses nằm trong cái thúng đan bằng cây sậy (papyrus reeds) thả xuống sông Nil. Vừa đúng lúc con gái của vua Ai Cập cùng đoàn tỳ nữ ra sông tắm đã phát giác ra đứa bé và mang về nuôi. Công Chúa Ai Cập đặt tên cho đứa bé là Moses, có nghĩa là VỚT ĐƯỢC (Drawn out). Sau này lớn lên, Moses trở thành một thiếu niên tuấn tú, cao lớn vạm vỡ và rất thông minh. Một hôm tình cờ thấy 1 lính Ai Cập đánh đập một người Do Thái, Moses nổi giận giết chết tên lính đó. Vì sợ bị bắt về tội giết người, Moses bỏ trốn bằng cách bơi qua Hồng Hải sang nước Midian. Trong lúc đang bơ vơ nơi xứ lạ, Moses may mắn gặp tu sĩ người Midian tên là Jethro và được tu sĩ này dẫn về nhà nuôi. Ít lâu sau, Moses lấy con gái của Jethro tên là Zipporah và có 2 con với cô này. Moses được bố vợ giao cho một đàn dê cừu đem lên núi Sinai để chăn nuôi. (Núi Sinai ở Tây Nam Biển Chết, hiện ở chân núi có một giáo đường Công Giáo La Mã). Câu chuyện huyền thoại được kể tiếp, một hôm, trong khi đang chăn bầy gia súc, Moses bỗng nghe có tiếng nói lạ trong bụi rậm: "Moses! Moses! Ta đây! Ngươi chớ đến gần Ta. Hãy cởi dép ra vì đây là Đất Thánh". Moses sợ hãi không dám nhìn vì biết đó là tiếng nói của Thiên Chúa Elohim (E-lô-him). Thiên Chúa nói tiếp: "Ta đã nhìn thấy cảnh khốn cùng của Dân riêng ta ở Ai Cập. Ta đã nghe tiếng la khóc của Dân ta dưới sự áp bức của quân thù. Ta từ trời xuống đây để cứu Dân ta ra khỏi Ai Cập và đưa các con ta đến vùng đất rộng rãi tốt đẹp, vùng đất có nhiều sữa và mật ong, đó là vùng đất của người Canaanites. Nay ta sai con đến gặp Pharaoh và giao nhiệm vụ cho con phải dẫn dân của ta, Israel, ra khỏi Ai Cập để về miền đất ta đã hứa".

Moses hỏi Thiên Chúa: "Con phải cho dân Do Thái biết Ngài là ai, vậy con phải nói tên Ngài là gì? Thiên Chúa trả lời: "Con hãy nói nói họ rằng THIÊN CHÚA CỦA TỔ PHỤ CÁC NGƯỜI đã sai con đến với họ" (The God of your Fathers has sent me to you). Thiên Chúa của các tổ phụ Do Thái là Elohim, nhưng Moses rất sợ Thiên Chúa nên không dám kêu tên Ngài. Thiên Chúa đã dạy cho Moses gọi Ngài là Thiên Chúa của các tổ phụ, tiếng Do Thái là Yahweh (ya-wê), Hy lạp phiên âm thành Jehovah (Gê-hô-va). Moses hỏi vặn Chúa để được biết thêm về Ngài thì Chúa trả lời: Ta là Ta, Đấng Tự Hữu (I am what I am, I am HE that causes to be). Thấy Moses không thỏa mãn về câu trả lời của Chúa, Ngài phán thêm: "Vậy con hãy nói với dân Do Thái ta là Yahweh (Jehovah) đã sai con đến với họ". Khi Chúa nói Ta là Ta, đấng Tự Hữu (I am what I am, I am He that causes to be) là ám chỉ Ngài là Đấng Tạo Hóa (Creator).

Đây là một bước tiến mới trong quan niệm về Thiên Chúa. Với Abraham, Elohim là vị thần mạnh nhất trong các thần. Với Moses, Elohim (tức Jehovah, Thiên Chúa của Abraham, Isaac, Jacob) là Đấng Tạo Hóa.

Câu chuyện được kể tiếp: Tuân lệnh Thiên Chúa, Moses vội vàng từ Midian vượt Hồng Hải trở về Ai Cập thuyết phục toàn dân Do Thái thực hiện kế hoạch VƯỢT BIỂN (Passover). Moses đến gặp vua Pharaoh (Pha-rao) để yêu cầu vua cho dân Do Thái tự do rời khỏi Ai Cập. Vua Pharaoh từ chối, Moses cầu xin Chúa cứu giúp, Chúa sai thiên thần xuống giết chết hết các đứa con đầu lòng của Ai Cập (Egypt's first born children). Vua Pharaoh sợ quá vì chính vua cũng là con đầu lòng nên miễn cưỡng cho phép dân Do Thái ra đi. Moses dẫn dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ để sang phần đất hứa là Canaan. Lúc đoàn dân Do Thái tới Hồng Hải thì vua Pharaoh cho quân lính rượt theo. Thiên Chúa hóa phép cho nước biển Hồng Hải rẽ ra thành đường đi an toàn cho đoàn dân Do Thái vượt qua. Đoàn quân của Ai Cập thấy vậy cũng chạy xuống con đường đó, nhưng tới khi toàn bộ đoàn quân đang ở dưới đáy biển thì nước hai bên ập lại khiến tất cả đều bị chết đuối. Toàn dân Do Thái vượt biển an toàn đến miền đất Do Thái hiện nay. Từ đó ngày lễ Vượt Qua (Passover) là ngày lễ lớn nhất của Do Thái để kỷ niệm biến cố này. Moses và dân Do Thái tung hô cảm tạ ơn Chúa và vinh danh Ngài là Thiên-Chúa-Của-Các-Đạo-Binh (God of the Armies) tương tự như thần Chiến Tranh (Mars) của Cổ Hy Lạp. Sách kinh Công Giáo cũng bắt chước lời cầu nguyện này của người Do Thái nên mới có câu : "Thánh , thánh , thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh. Đất trời đầy vinh quang Chúa. Hoan hô Chúa trên các tầng trời."

Thiên Chúa của Do Thái và Công Giáo rất ích kỷ và tàn bạo vì chỉ biết bênh vực những kẻ thờ Ngài và thẳng tay tàn sát những kẻ ngoại đạo. Vậy mà người ta vẫn luôn luôn ca ngợi Thiên Chúa "lòng lành vô cùng"! Thảo nào Chúa và tín đồ đạo Chúa đều tàn bạo và độc đoán giống nhau . . . như đúc !

Câu chuyện dân Do Thái được Thiên Chúa rẽ nước Hồng Hải để cứu họ thoát ách nô lệ Ai Cập chỉ là chuyện thần thoại. Theo lịch sử của Ai Cập, vào thế kỷ 13 TCN, quân của vua xứ Lybia kéo đến tàn phá Ai Cập. Trong khi đó thì bọn cướp biển từ Bắc Âu (tổ tiên của Vikings) đem hàng đoàn thuyền vào chiếm đóng các cửa sông trông coi đám nô lệ Do Thái và tạo cơ hội cho họ bỏ trốn.
Câu chuyện Vượt Biển (Passover) gắn liền với chuyện Mười Điều Răn (The Ten Commandments) được kể lại trong Kinh Thánh Exodus (Ex. 34) như sau:

Một hôm, Chúa phán với Moses: "Con hãy lấy hai tảng đá đem lên núi Sinai. Không một ai được cùng đi với con. Không một súc vật nào được ăn cỏ quanh núi". Moses tuân lệnh đi tìm hai tảng đá và báo cho dân Do Thái biết ông ta sẽ lên núi chờ lệnh Thiên Chúa vào sáng hôm sau. Sáng sớm hôm sau, Moses tắm rửa sạch sẽ rồi mang hai tảng đá lên núi Sinai. Khi leo tới đỉnh núi, Moses thấy Thiên Chúa từ trời xuống theo đám mây. Moses sợ hãi cúi rạp xuống đất thờ lạy Chúa. Chúa dùng ngón tay của Ngài viết 10 điều răn lên hai tảng đá, mỗi tảng ghi 5 điều. Nhận hai tảng đá ghi luật của Chúa xong, Moses ở lại cảm tạ ơn Chúa trong nhiều ngày. Dân Do Thái qui tụ đông đảo ở gần chân núi Sinai đón chờ Moses, nhưng đã nhiều ngày không thấy ông ta xuống. Đám đông dân chúng chạy về nhà kiếm người anh trai của Moses là Aaron (the elder brother of Moses) để yêu cầu Aaron lãnh đạo Do Thái thay thế Moses. Aaron nhận lời và ra lệnh cho mọi người: "Hãy tháo mọi đồ nữ trang từ tai các con gái và vợ của các ngươi rồi gom hết lại nộp cho ta". Mặc khác, Aaron ra lệnh lập một lò đúc và khuôn rồi cho hết số vàng thu góp được vào lò nấu chảy. Cuối cùng, dân Do Thái đúc được một tượng con bò đực to hoàn toàn bằng vàng thật.

Aaron ra lệnh lập một bàn thờ ở chân núi Sinai và đặt tượng bò lên. Aaron tuyên bố ngày hôm sau sẽ là ngày đại lễ để dân Do Thái tạ ơn Chúa Elohim. Sáng hôm sau, khi dân Do Thái qui tụ đông đảo trước bàn thờ bò, Aaron chỉ vào con bò vàng và nói: "Đây là Thiên Chúa của các người, hỡi dân Irael, đó là Đấng đã mang các ngươi ra khỏi Ai Cập!" (Here is your God, Oh Israel, who brought you out of the land of Egypt). Dân Do Thái cúng tế Thiên Chúa Bò Vàng, sau đó nhảy múa ca hát hết sức vui vẻ. Vừa lúc đó, Moses mang hai tảng đá từ trên núi Sinai đi xuống. Moses thấy dân Do Thái thờ bò vàng bèn nổi giận ném hai tảng đá phá hủy tượng bò. Moses dùng quyền uy của mình cấm dân chúng không được tôn thờ ảnh tượng bò và không được gọi tên Thiên Chúa là Elohim nữa. Từ đó, người Do Thái gọi Thiên Chúa là Jehovah có nghĩa là "Thiên Chúa của các tổ phụ". Mặc dầu Moises gọi Thiên Chúa là Jehovah nhưng ai cũng biết Jehovah là Elohim, tức Thiên Chúa Bò Vàng của các tổ phụ Do Thái (kiêm tổ phụ Công Giáo Việt Nam) là Abraham, Isaac, Jacob!.


Các chương trong sách:

Công Giáo Huyền Thoại và Tội Ác
ABRAHAM: ÔNG TỔ CỦA CÁC ĐẠO CHÚA
NHỮNG CHUYỆN BÍ MẬT Ở NÚI SỌ
CON BẠCH TUỘC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
CÁI KHỐ CỦA JESUS TRÊN THẬP GIÁ
CÁC TU SĨ DÒNG TÊN
CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH KITÔ GIÁO
CÁC ĐẠO THỜ THIÊN CHÚA LÀ NHỮNG BIẾN DẠNG CỦA ĐẠO THỜ BÒ.
CÁI NÔI CỦA CÁC ĐẠO CHÚA:
JESUS ĐÃ SỐNG CUÔC ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?
HUYỀN THOẠI PHỤC SINH
NGUỒN GỐC HUYỀN THOẠI KITÔ
THIÊN CHÚA ALLAH CỦA ĐẠO HỒI
THIÊN CHÚA BA NGÔI CỦA ĐẠO KITÔ
Thiên Chúa Elohim của Đạo Do Thái Nguyên thủy
THIÊN CHÚA JEHOVAH CỦA ĐẠO DO THÁI MAI-SEN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐỂ TRUY TẦM "JESUS THẬT"
TẤM VẢI LIỆM JESUS LÀ HỐ CHÔN ĐẠO CÔNG GIÁO
THƯ GỬI BẠN NGUYỄN THANH GIẢN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét